Đó là hình phạt cho những vị khách quỵt tiền ăn tại các nhà hàng, cũng như sự lơ đễnh của nhân viên khi không làm tròn trách nhiệm trong công việc tại một số nước phương Tây.

Quỵt tiền mua đồ trả góp bị truy nã toàn quốc

Xử phạt quán cơm từ chối phục vụ, quỵt tiền đặt cọc của khách

Mới đây, cộng đồng mạng xôn xao về sự việc hai du khách nước ngoài sau khi ăn tối tại một nhà hàng ở Sa Pa, Lào Cai, đã lén bỏ đi trong lúc nhân viên phục vụ không để ý với mục đích không phải trả tiền. Toàn bộ hành động của hai thanh niên do camera an ninh ghi lại gây bức xúc cho những người xem, cũng như chủ nhà hàng phục vụ đồ ăn trong clip.

Thực tế, hành động ăn xong chạy không chỉ xảy ra ở Việt Nam, bất cứ nhà hàng nào trên thế giới đều có thể gặp những tình huống tương tự.

{keywords}
Các nhà hàng trên thế giới luôn phải đối mặt với nguy cơ thực khách đến ăn và quỵt tiền. Ảnh: Alamy.

Những 'băng đảng' ăn xong chạy

Đầu năm 2017, Antonio Rodriguez, chủ một nhà hàng ở thị trấn Bembibre (Tây Ban Nha) bỗng phải "chiêu đãi" hơn 100 thực khách. Cụ thể, ngày 27/2, hai thanh niên người nước ngoài đã đến nhà hàng ông để đặt tiệc cho 120 khách và đặt cọc hơn 1.000 USD. 

Theo The Guardian, sau khi thưởng thức món khai vị, thịt lợn, rượu và tráng miệng, nhóm người đứng lên nhảy múa và di chuyển ra bên ngoài. Đến cửa, tất cả thực khách nhảy lên xe và đi mất, để lại một hóa đơn chưa thanh toán trị giá 2.600 USD.

Vài ngày sau, tại thị trấn Ponferrada cách Bembibre khoảng 20 km, một nhà hàng khác cũng gặp tình huống tương tự khi nhận tổ chức tiệc cưới trị giá khoảng 11.600 USD. Nhân viên nhà hàng thông tin họ đã tiếp gần 200 khách đến dùng bữa. Trước khi cà phê được phục vụ, toàn bộ khách bỏ trốn.

Một vụ việc tương tự xảy ra ở khu vực phía bắc khu vực Galica, Tây Ban Nha, sau vụ việc thứ 2 ít ngày. Khi bữa tiệc gần kết thúc, khách rời khỏi phòng ăn để đốt pháo hoa nhưng không bao giờ quay trở lại.

{keywords}
Nhà hàng Tây Ban Nha xui xẻo khi gặp phải 120 thực khách quỵt tiền ăn. Ảnh: El Hotel Carmen.

Trước đó, tại Anh, năm 2010, một nhà sản xuất phim thừa nhận từng quỵt tiền ăn tại 9 nhà hàng cao cấp ở thủ đô London. Biện hộ cho lỗi lầm, anh cho hay vì phải trợ cấp một khoản lớn cho bạn gái nên không đủ tiền chi trả cho bữa ăn. Tổng số tiền người này thiếu của 9 nhà hàng lên đến 9.600 USD. 

Jose Pizarro, đầu bếp kiêm chủ nhà hàng ở London, cho biết nhà hàng của ông từng tiếp một cặp đôi đến ăn tối và không trả tiền. Theo lời kể, sau khi có một bữa ăn tuyệt vời với giá hơn 460 USD, 2 người này đã biến mất mà không để lại một đồng nào.

"Cô gái đi trước và chàng trai chạy theo sau đó. Mỗi người một chiều. Mọi người đều bất ngờ. Không ai nghĩ điều này lại xảy ra", Pizarro kể.

Một số trường hợp khác xảy ra tại quán bar cũng do Pizarro làm chủ. Tuy nhiên, các vị khách quay trở lại vào ngày hôm sau để xin lỗi. Họ nói rằng họ đã say nên quên thanh toán.

Ăn xong chạy là tội nhẹ?

Không phải tất cả phi vụ ăn xong là bỏ chạy đều thành công. Cảnh sát Anh đã bắt hai doanh nhân Frederick Gross, 48 tuổi, và George Hammond, 71 tuổi, tại khách sạn London Hilton on Park Lane sau khi hai người này không trả tiền ăn tại 4 nhà hàng thuộc khu vực Knightsbridge và Mayfair, thành phố London. Cặp kính Hammond bỏ quên trong phòng vô tình chứng minh hành động phạm tội.

Trong khi đó, ở vụ việc năm 2010 của nhà sản xuất phim trẻ, ngoài phải trả số tiền đã quỵt của 9 nhà hàng, anh cũng bị từ chối phục vụ tại 6 khu vực lớn của thành phố. 

{keywords}
Tại các nhà hàng, một phút trước, nhóm người đó là thực khách, một phút sau có thể là kẻ ăn quỵt. Ảnh: AP.

Tuy nhiên, những đối tượng "ăn xong chạy" thuộc nhóm tội phạm nhẹ, ít ưu tiên của lực lượng cảnh sát. Do vậy, họ hiếm khi bị bắt. Nếu chẳng may chạm trán lực lượng chức năng, hình phạt cũng tương đối nhẹ nhàng.

Theo Independent, năm 2006, tại Anh, chỉ 39 người bị bắt với tội danh đáng hổ thẹn trên. Số lượng đối tượng bị bắt tỷ lệ nghịch với con số các vụ gia tăng hàng năm. Thực tế, các vụ ăn xong bỏ chạy ngày càng tăng. Năm 2009, con số này tại Anh được thống kê là 249 trường hợp. Chỉ một năm sau, số khách "quên" trả tiền sau bữa ăn ở đất nước này tăng lên 330 người.

“Nếu có thể, tôi muốn họ dành hết phần đời còn lại để rửa bát”, Rodriguez nhấn mạnh. Dù giới chức đã vào cuộc, ông không đặt nhiều hy vọng thu hồi số tiền. Trong khi đó, nhận xét về vụ việc diễn ra tại Tây Ban Nha vào tháng 2/2017, ông nhận định: "Nhóm thực hiện hành động này có thể cho rằng điều đó thật vui và đáng tự hào. Tuy nhiên, việc làm của họ thật khủng khiếp".

Theo ông, việc làm của nhóm người này gây hậu quả nghiêm trọng đối với nhà hàng và nhân viên. 

"Tại nhà hàng của tôi, tôi không bắt nhân viên phải trả tiền cho những lần khách ăn quỵt. Tuy nhiên, họ phải chịu trách nhiệm. Ở một số nhà hàng khác, nhân viên phải móc hầu bao để trả", Pizarro chia sẻ.

Ngày 7/3/2017, phát ngôn viên Bộ Nội vụ tỉnh Leon, Tây Ban Nha, nơi vụ việc xảy ra, cho biết cảnh sát đã bắt một nghi phạm người Romania. Người đàn ông thứ hai có thể đã rời khỏi đất nước này. Các nhà điều tra cũng xác định một số nghi phạm khác nhưng từ chối tiết lộ danh tính.

(Theo Zing)