Nhận định trên được ông Lê Thành chia sẻ tại sự kiện “Hội nghị xúc tiến đầu tư Trà Vinh  - Tiềm năng cơ hội đầu tư và phát triển” diễn ra ngày 15/1/2020.

{keywords}
 Ông Lê Thành tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Trà Vinh 2020

Mở đầu bài phát biểu tại Hội nghị này, ông Lê Thành nhấn mạnh về mô hình kinh tế bền vững dựa vào logistics, phát triển cả kinh tế biển và kinh tế rừng. Cùng với những gợi ý của các chuyên gia về kinh tế biển và vai trò của Trà Vinh trong kết nối khu vực đồng bằng sông Cửu Long, ông Lê Thành đề xuất kế hoạch phát triển kinh tế dựa trên nền tảng kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh phù hợp với đặc sắc bản địa của địa phương.

Ngày nay, kinh tế nâu - mô hình kinh tế sử dụng hầu hết các tài nguyên thiên nhiên hiện nay đã không chống chịu được dưới tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, cần thiết tái lập một mô hình mới là kinh tế tuần hoàn để cấu trúc lại chuỗi giá trị bền vững, thân hiện, sử dụng ít tài nguyên hơn nhằm bảo vệ hệ sinh thái. Chìa khóa của kinh tế này là ứng dụng khoa học công nghệ trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị để tối ưu hóa vòng đời của tài nguyên thiên nhiên, hình thành các khu vực nghiên cứu chuyên sâu về phát triển kinh tế bền vững.

Ông Lê Thành đã dẫn câu chuyện của ngôi làng ở Hà Lan đang chống chịu với thiên nhiên một cách bền vững khi tìm ra cách sống dưới mực nước biển, và lấy hệ thống giao thông đường thủy là trọng tâm làm một ví dụ. Một ví dụ khác cũng được đưa ra là ngôi làng khác, cũng tại Hà Lan với khả năng tự cung tự cấp, dùng năng lượng tái tạo. Ngôi làng trở thành một trung tâm (hub) tri thức với những dự án khởi nghiệp của Hà Lan. Thành phố thứ ba được nhắc tới là thành phố khoa học của Hàn Quốc - nơi các sáng chế, các sáng kiến (của nhà khoa học, trường đại học của Hàn Quốc) liên kết từ đây đi ra thế giới.

“Chúng ta phải nhận ra rằng biến đổi khí hậu là một cơ hội để chúng ta đổi mới sáng tạo”, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Viện Kinh tế xanh nói. Hiện nay ở miền Tây Nam Bộ, cây mãng cầu xiêm được cấy ghép mọc trên gốc bình bát tại các bờ kè mặt nước đang lên là một minh chứng cho sự thích ứng với biến đổi khí hậu.

{keywords}
 Tỉnh Trà Vinh trao các chủ trương đầu tư cho các dự án

Trà Vinh nằm ở trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long - vùng được nhận định chịu ảnh hưởng của đổi khí hậu. Và đây chính là cơ hội để các nhà khoa học trên thế giới quan tâm về đây thực nghiệm, sống với thiên nhiên.

Viện Kinh Tế Xanh với dự án Làng KHCNQT sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ về thích ứng biến đổi khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long. Lý giải cho tên gọi "làng khoa học” mà không phải thành phố, Ông Lê Thành cho biết, làng là vùng của văn hóa bản địa (với người Kinh, người Hoa, người Khmer đã sống hàng ngàn năm nay), là không gian sống hiền hòa với thiên nhiên cây cỏ, con người thân thiện với sông nước. Sự phát triển của làng KHQT sẽ tạo ra sinh kế bền vững cho cả Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện Viện Kinh Tế Xanh đã được chuyển giao khoa học về loại vật liệu chống chịu được với biến đổi khí hậu, thích hợp cho Đồng bằng sông Cửu Long và kết nối được hơn 30 nhà khoa học hàng đầu Anh, Mỹ, Úc, Canada… tham gia vào làng KHQT. Đây sẽ trở thành trung tâm cho sinh viên, nhà khoa học tham gia đóng góp. Học sinh, sinh viên trên khắp thế giới sẽ được tạo điều kiện để thực tập những ngành mà họ cảm thấy cần có trách nhiệm trước biến đổi khí hậu để bảo vệ “mẹ trái đất”.

Dự án cũng  được kỳ vọng sẽ xây dựng vườn thực nghiệm bảo tồn nguồn gen của cây cối, sinh vật bản địa dù một ngày, biến đổi khí hậu làm thay đổi quan điểm về gieo trồng, chăn nuôi.

{keywords}
 

“Hội nghị xúc tiến đầu tư Trà Vinh - Tiềm năng cơ hội đầu tư và phát triển” do UBND tỉnh Trà Vinh và Viện Kinh Tế Xanh tổ chức đã thu hút hơn 600 khách mời bao gồm thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, đại diện các bộ, ngành T.Ư, địa phương, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thúy Ngà