Bên cạnh những nỗ lực của chính phủ trong việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ, sự chung tay của các doanh nghiệp đã tạo ra những sáng kiến ấn tượng để rút ngắn khoảng cách giữa phụ nữ và nam giới.

Phụ nữ vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi

Theo báo cáo hằng năm của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), tiếng nói của phụ nữ trong gia đình vẫn còn khá “yếu ớt” so với nam giới, từ việc dạy dỗ con cái đến những quyết định liên quan đến tài chính gia đình.

{keywords}
Tại diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam 2017, ông Nguyễn Quang Vinh - Phó tổng thư ký VCCI, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ

Năng lực kinh tế hạn chế của phụ nữ do ít được tiếp cận với các khoá học về đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Điều đáng nói, phụ nữ lại là lực lượng chiếm hơn 50% dân số và khoảng 48% lao động xã hội. Trong một lần phỏng vấn báo chí, Bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam đã cho rằng: “Chúng ta cần phải trao quyền hơn nữa cho phụ nữ, bởi bình đẳng là thịnh vượng”.

Coca-Cola và sáng kiến ấn tượng

Là một doanh nghiệp sản xuất nước giải khát với 23 năm gắn bó tại thị trường Việt Nam, bên cạnh việc thực hiện mục tiêu nước sạch và mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Coca-Cola còn gây ấn tượng với sáng kiến hiệu quả trong việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ.

{keywords}
Thứ 2 từ trái sang: Bà Lê Từ Cẩm Ly chia sẻ về những sáng kiến thực hiện cho mục tiêu Phụ nữ, một trong 17 mục tiêu PTBV được LHQ thông qua

Là đơn vị cam kết hỗ trợ 5 triệu phụ nữ đến năm 2020 với quy mô toàn cầu, tại Việt Nam, Coca-Cola đã phối hợp cùng các cơ quan địa phương, tổ chức triển khai những sáng kiến hướng đến việc trao quyền và nâng cao năng lực kinh tế cho phụ nữ.

Từ năm 2010 đến cuối năm 2016, Coca-Cola đã nâng cao năng lực kinh tế cho hơn 1,7 triệu phụ nữ nhiều quốc gia, trong đó bao gồm Philippines, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Dự án này giúp các doanh nhân nữ vượt qua những rào cản xã hội và kinh tế do thiếu sự đào tạo về kỹ năng kinh doanh, dịch vụ tài chính, tài sản, mạng lưới kinh doanh.

Đáng chú ý, chuỗi chương trình tập huấn khởi nghiệp E-learning được triển khai tại các trung tâm EKOCENTER đã trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho phụ nữ. Thông qua các lớp tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống, cơ hội kinh doanh nhu yếu phẩm tại ki-ốt, phụ nữ địa phương có thể nâng cao vị thế xã hội và ổn định kinh tế gia đình.

Năm 2017, EKOCENTER tiếp tục đẩy mạnh mục tiêu trao quyền kinh tế cho các chị em doanh nhân thông qua mô hình doanh nghiệp xã hội. Chương trình được thực hiện tại tỉnh Đồng Tháp và tiếp tục lan tỏa ở một số tỉnh thành trên cả nước.

Bên cạnh đó, theo chia sẻ từ doanh nghiệp, trong giai đoạn 2013 - 2016, Coca-Cola cũng đã đầu tư 1,15 triệu USD triển khai dự án “Sức sống Mê Kông” nhằm đào tạo quản lý tài chính và kinh doanh cho 7.500 chị em phụ nữ tại tỉnh Vĩnh Long.

Bên cạnh đó, tại Hội thảo bên lề APEC (diễn ra vào ngày 28/9/2017 tại Huế), doanh nghiệp còn phối hợp với Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (MOLISA) tổ chức hội thảo trao đổi về các chủ đề liên quan đến chính sách dành riêng cho phụ nữ, thu hẹp khoảng cách giới trong phát triển nguồn nhân lực.

Nói về ý nghĩa của chiến lược trao quyền kinh tế cho phụ nữ, bà Lê Từ Cẩm Ly - Giám đốc Pháp chế và Đối ngoại khu vực Đông Dương, Công ty Coca-Cola chia sẻ: “Chúng tôi hiểu rằng việc đầu tư giúp phụ nữ đạt được thành công sẽ thúc đẩy thành công của Coca-Cola nói riêng và sự thành công của cộng đồng trên toàn thế giới nói chung”.

Thúy Ngà