Bạn đang mắc kẹt với những thói quen chi tiêu không tốt, và chúng tôi sẽ mách bạn 5 thói quen để thay đổi chúng.

Bạn có cảm thấy hoàn toàn tự tin về tài chính của mình?

Nếu câu trả lời của bạn là “không”, đừng lo, bạn không hề đơn độc. Lo lắng về tài chính và căng thẳng liên quan đến tiền bạc đang ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và hiệu suất công việc của thế hệ trẻ. Thật đáng tiếc.

Mặc dù điều này nghe có vẻ nghiêm trọng, nhưng có những điều bạn có thể làm để giữ chuyện tiền bạc không đè nặng lên tâm trí bạn. Một giải pháp hữu ích là tạo một số thói quen đơn giản. Bằng cách này, bạn sẽ tạo được vòng chuyển động thông minh với số tiền của mình và nó sẽ trở thành một phần cuộc sống của bạn.

Để bắt đầu với thói quen tiết kiệm tiền, đây là 5 điều bạn có thể áp dụng ngay hôm nay.

1. Theo dõi chi tiêu hàng ngày

Bạn thấy rằng các mục tiêu tài chính của bạn dường như luôn nằm ngoài tầm với? Vậy thì việc theo dõi chi tiêu của bạn có thể hữu ích.

Theo dõi chi tiêu của bạn có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn và nhận thức rõ hơn bạn đã dùng tiền vào việc gì.

Nếu bạn muốn áp dụng thói quen này, đừng tự hỏi làm thế nào để có thể theo dõi hàng ngày. Bạn có thể làm điều đó với một ứng dụng quản lý chi tiêu, ghi chú trên điện thoại hoặc đơn giản chỉ cần viết ra tất cả các khoản chi tiêu của bạn.

{keywords}
Không khó để tìm những ứng dụng quản lý chi tiêu trên điện thoại. Và bạn sẽ ngạc nhiên với những khoản chi của bạn đó. Ảnh minh họa.

2. Áp dụng quy tắc 72 giờ

Nếu bạn đã quen với việc mua sắm trực tuyến, hẳn bạn không còn xa lạ gì với việc lưu lại thông tin thẻ trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada, ...Với thông tin thẻ tín dụng được lưu, bạn có thể mua bất cứ thứ gì mình muốn chỉ bằng một cú chạm nhanh. Mặc dù hầu hết các giao dịch mua hàng hấp dẫn đều là những thứ bạn nghĩ rằng mình cần, nhưng khi nhìn lại các giao dịch mua của mình, điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Quy tắc 72 giờ được giới thiệu trong một bài báo ngắn trên New York Times do nhà hoạch định tài chính Carl Richards viết. Trong câu chuyện, anh chia sẻ rằng khi muốn mua một thứ gì đó, anh ấy sẽ đưa nó vào danh sách. Nếu anh ấy vẫn muốn mua nó sau 72 giờ, anh ấy có thể tự do làm như vậy.

Tuy nhiên, Richards nhận thấy rằng bằng cách bắt bản thân chờ đợi, anh ấy đã cắt giảm rất nhiều việc mua sắm bốc đồng không cần thiết.

Hãy thử và bạn sẽ thấy có ít đơn hàng được giao đến hơn và ít đồ đạc lộn xộn trong nhà hơn. Bằng cách áp dụng quy tắc 72 giờ, bạn sẽ tự tin rằng mình chỉ mua những thứ mình thực sự cần.

3. Tự động hóa tiết kiệm tài khoản của bạn

Một bí mật được truyền tai nhau trong tài chính cá nhân chính là hãy trả tiền cho bạn trước. Có nghĩa là, ngay sau khi bạn được nhận lương, bạn sẽ gửi tiền tiết kiệm vào tài khoản của mình để hỗ trợ cho các mục tiêu trong tương lai.

Mặc dù đây là một quy tắc tuyệt vời, nhưng bạn nên kết hợp nó với một chiến thuật khác để kế hoạch của mình có thể thành công: đó là tiết kiệm tự động hóa. Tại sao?

Nếu như để bạn tự chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm của mình, có thể bạn sẽ làm việc này cuối cùng - sau khi đã mua sắm, ăn uống thoải mái hay gật đầu đồng ý cho chuyến du lịch cuối tuần với hội bạn thân và lỡ quên mất. Thậm chí, có thể bạn sẽ chẳng còn đồng nào để tiết kiệm.

{keywords}
Đừng đánh giá quá cao khả năng thoát khỏi cám dỗ của bản thân, hãy để ngân hàng giúp bạn giữ khoản tiết kiệm mỗi tháng. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, với cách tiết kiệm tài khoản tự động hóa, ngân hàng sẽ tự động trích tiền tiết kiệm vào ngày cố định trong tháng - ngày bạn được nhận lương. Bạn có thể chọn một con số cố định cho tài khoản tiết kiệm, và số còn lại, bạn được phép chi tiêu thoải mái.

4. Học một điều mới mỗi tuần

Khi bạn bắt đầu tìm hiểu về tài chính cá nhân, bạn có thể cảm thấy như đang bước vào một thế giới hoàn toàn mới. Các thuật ngữ thường có vẻ khó hiểu.

Tuy nhiên, thế hệ millennials (những người sinh từ năm 1980 đến 2000 - tức từ 20 tuổi đến 40 tuổi) thực sự cần nâng cao kiến thức tài chính của mình. Theo một cuộc khảo sát, chỉ 24% thế hệ millennials có kiến thức cơ bản cần thiết để quản lý tài chính của mình.

Đồng thời, việc học mọi thứ cần thiết để đạt được mục tiêu tài chính của bạn có thể là một nhiệm vụ quá sức. Vì vậy, hãy giao cho mình nhiệm vụ dễ thực hiện hơn là học một điều mới mỗi tuần. Hãy học theo sự tò mò của bạn. 

Tìm hiểu về các khái niệm tài chính chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Bạn có thể chọn một cuốn sách, đọc một bài báo trực tuyến (giống như bạn đang làm ngay bây giờ). Hãy biến việc này thành một phần thói quen hàng tuần của bạn và mỗi năm, bạn sẽ học được 52 điều mới về tài chính.

{keywords}
Việc học hành chẳng bao giờ là thừa, bạn càng giỏi về quản lý tiền bạc, số tiền bạn tiết kiệm và kiếm lời sẽ càng nhiều. Ảnh minh họa.

5. Kiểm tra tình hình tài chính hàng tuần

Có thể bạn đang kiểm tra việc chi tiêu của mình hàng tháng. Nhưng khi cuộc sống ngày càng bận rộn (và tiền bạc cũng trở nên phức tạp hơn), bạn sẽ thấy mình quá tải với việc kiểm tra hàng tháng. Để nhớ những gì đã xảy ra vào đầu tháng và cố gắng lên kế hoạch cho tháng tiếp theo sẽ trở nên quá sức cho bạn.

Và có thể dần dần, bạn sẽ chẳng còn muốn ngồi thống kê lại nữa, bạn sẽ lại quay trở về vạch đích - khi bạn chưa bắt đầu thực sự quan tâm tới vấn đề tài chính của mình.

Vì thế, hãy chuyển sang theo dõi hàng tuần, bạn sẽ có ít giao dịch hơn để xem qua và ít thứ hơn để lập kế hoạch.

Việc theo dõi hàng tuần vô cùng đơn giản. Hãy chọn cùng một ngày mỗi tuần để ngồi xuống và xem xét chi tiêu của bạn từ tuần trước. Xem qua tài khoản ngân hàng và bảng sao kê thẻ tín dụng của bạn để đảm bảo không có sai sót. Sau đó, hãy xem bạn dự định tiêu tiền vào việc gì trong tuần tới. Bạn có bất kỳ hóa đơn lớn nào đến hạn thanh toán không? Bạn có cần tham dự sự kiện hay cuộc gặp mặt nào trong tuần tới không?

{keywords}
Hãy luôn kiểm tra tình hình tài chính của bạn để nắm rõ tình hình. Ảnh minh họa

Mặc dù 5 thói quen này có vẻ đơn giản và nhỏ nhặt nhưng việc áp dụng chúng có thể giúp bạn có thêm sự tự tin về tài chính theo thời gian. Vì vậy, hãy bắt đầu với một thói quen và thêm nó vào cuộc sống của bạn ngay hôm nay. Từ đó, bạn có thể bắt đầu áp dụng những thói quen kiếm tiền lành mạnh hơn. Tương lai của bạn sẽ cảm ơn bạn.

(Theo Pháp Luật và Bạn Đọc)