Sau khi hội nhập WTO năm 2006, Việt Nam trở thành nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đều thua kém giai đoạn trước 2002-2006.

Các tin liên quan

Để hội nhập và phát triển bền vững

Những chỉ số thụt lùi

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, sau khi gia nhập WTO, tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2007-2011 chỉ đạt bình quân 6,5%/năm, không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra từ 7,5%- 8%, thấp hơn mức bình quân giai đoạn 2002-2006, tăng 7,8%/năm và giai đoạn 1996 -2000 tăng 7%/năm.

Trong đó, năm 2007 các chỉ tiêu kinh tế đạt mức cao, tăng trưởng GDP đạt 8,5% cao nhất trong 10 năm trở lại. Tuy nhiên từ giữa 2008 tốc độ tăng trưởng chậm lại và thấp hơn nhiều so với 5 năm trước khi gia nhập WTO.

Bản Báo cáo cho biết, hầu hết các ngành sản xuất dịch vụ đều thua kém giai đoạn 2002-2006.

Ngành nông lâm thủy sản, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007-2011 là 3,4% /năm, vượt kế hoạch đề ra là 3% -3,2%/năm, nhưng lại thấp hơn so với 5 năm trước khi gia nhập 0,6%.

{keywords}

Một số ngành chăn nuôi, trồng trọt có tác động lan tỏa lớn trong nền kinh tế, lại không đòi hỏi nhiều nếu phát triển sẽ tạo động lực kích thích sự phát triển của các ngành khác, tạo ra tác động tích cực cho cả nền kinh tế thì lại chưa nhận được sự hỗ trợ thích đáng. Đối với những ngành có năng lực cạnh tranh yếu như mía đường, bông, dầu tằm, đỗ, đậu... tuy được bảo hộp ở mức cao những vẫn bộc lộ yếu kém, tỏ ra khó khăn không phát triển được.

Ngành Công nghiệp - Xây dựng giai đoạn 2007-2011 tăng trưởng bình quân 7%/năm, thấp hơn mức 10,2% giai đoạn 2002-2006, không đạt chỉ tiêu 9,5%-10,2% đề ra . Công nghiệp chế biến yếu kém, hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh thấp, chậm được cải thiện, sản xuất mang tính gia công là chính, phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư.

Ngành Dịch vụ có tốc độ tăng bình quân 7,5%/năm, tăng nhẹ so với giai đoạn 2002-2006 bình quân 7,4%/năm. Tuy nhiên vẫn chưa đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra 7,7%-8,2%/năm. Nhiều ngành dịch vụ tăng trưởng mạnh vào năm 2007-2008 nhưng sau đó đã chậm lại, giá trị gia tăng bình quân của DN dịch vụ có xu hướng giảm, tăng trưởng vẫn theo chiều rộng, phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động.

Sau 5 năm gia nhập WTO, cơ cấu GDP chuyển dịch không rõ nét và không theo xu hướng từ nông lâm thủy sản sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ như kế hoạch đề ra. Đến 2011, tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản tăng 1,7% so với 2007 các ngành công nghiệp -xây dựng và dịch vụ giảm tương ứng 1,2% và 0,5%. Chỉ tiêu nông lâm thủy sản chiếm 15-16% GDP, công nghiệp- xây dựng chiếm 43%-44% và dịch vụ chiếm 40%-41% vào 2010 đã không đạt được.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế sau 5 năm gia nhập WTO kém 5 năm trước. Giai đoạn 2007-2010 hiệu quả tăng trưởng kinh tế suy giảm, đóng góp của TFP (chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng vào sản xuất) chỉ chiếm 0,4% so với 2,6% bình quân hàng năm giai đoạn trước. Nền kinh tế 5 năm gia nhập WTO dựa vào vốn ở mức độ lớn nhất để tăng trưởng với 4,8% so với 3,5% giai đoạn 2002-2006. Năng suất lao động, 1 trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế tăng chậm, 5 năm sau khi gia nhập WTO chỉ tăng 3,4% thấp hơn nhiều so với 5% của 5 năm trước.

Xuất khẩu giai đoạn 2007- 2011 tăng 2,4 lần từ 39,8 tỷ USD lên 96,9 ỷ USD bình quân đạt 19,5%/năm cao, hơn chỉ tiêu 16% /năm, tuy nhiên thấp hơn giai đoạn trước, bình quân 21,5%/năm. Dường như hội nhập WTO chưa mang lại lợi ích đáng kể đối với tăng trưởng xuất khẩu hoặc các DN chưa tận dụng đáng kể được cơ hội mới, Bản Báo cáo viết.

Nhập khẩu giai đoạn 20070 - 2011 cũng tăng 2,4 lần, từ 44,9 tỷ USD lên 106,7 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 18,9%/năm, thấp hơn 5 năm trước giai đoạn trước, bình quân 22,6%/năm.

Những vấn đề đáng xem xét

Theo Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì hội nhập WTO Việt Nam trở thành nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất vì các cú sốc cả bên ngoài lẫn bên trong. So sánh giữa nhóm tác động tích cực và tiêu cực thì nhóm tiêu cực có ảnh hưởng lớn hơn.

Có lẽ do bước vào hội nhập trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên đã tác động đến nước ta nhanh và mạnh.

Nhưng bên cạnh đó cũng phải tính tới những bất ổn nội tại gây ra. Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng cao từ giữa năm 1999 đến trước khi gia nhập dựa vào mở rộng đầu tư với hiệu quả không cao đã tạo sức ép lên ổn định kinh tế vĩ mô giai đoạn đó, thêm vào đó những diễn biến không thuận lợi giai đoạn 2006-2010 đã không lường trước được.

Điều không kém quan trọng nữa là lúng túng, không thống nhất giữa chính sách tài khóa và tiền tệ để xử lý các bất ổn kinh tế vĩ mô giai đoạn 2008-2010 làm giảm tác dụng của từng chính sách. Các biện pháp chính sách thị trường bị chậm. Chính sách vĩ mô thiếu lộ trình nhất quán và kiên định trong trung dài hạn, thể hiện ở các chính sách của Chính phủ thường thay đổi quá đột ngột gây ảnh hưởng đến lạm phát và tăng trưởng.

{keywords}

Theo Bà Phạm Chi Lan với Bản Báo cáo trên thì có nhiều điều cần phải làm rõ. Vì sao rất nhiều chỉ tiêu kinh tế không đạt được như kỳ vọng? Tại sao sau khi gia nhập WTO kinh tế lại kém hơn hẳn trước đó?

Lĩnh vực nông lâm thủy sản sau khi gia nhập WTO đầu tư của Nhà nước giảm hẳn, từ 13,8% xuống còn 6,4%. Nhà nước không quan tâm thì các DN cũng không quan tâm và hệ quả là năng suất thấp, vẫn mang tính tự phát, công nghiệp chế biến kém.

Xuất khẩu không tăng so với trước đó, không là động lực cho đổi mới. Đến nay ta vẫn không có ngành xuất khẩu mạnh, vẫn chỉ có dệt may, da giày. nhưng mới dừng lại ở gia công.

Xuất khẩu gần đây lại rơi vào tay các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm tới 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Các DN 100% vốn trong nước lùi dần, năm 2012 tăng trưởng xuất khẩu của các DN 100% vốn trong nước chỉ đạt 3%. Nếu các DN FDI chuyển hết nhà máy sang những nước có giá nhân công rẻ hơn thì xuất khẩu sẽ rơi xuống nhanh.

“Công nghệ cao vẫn chưa có gì, mới chỉ chuyển từ đạp máy khâu sang dính mối hàn. Đây là những vẫn đề rất đáng xem xét”, bà Lan nhấn mạnh.

Trần Thủy