Chiều ngày 27/12, Ngân hàng Nhà nước đã công bố những thông tin quan trọng của hoạt động lĩnh vực ngân hàng 2012. 

Theo đó, các chỉ tiêu tiền tệ tăng trưởng hợp lý, tổng phương tiện thanh toán cả năm 2012 khoảng 20%, tín dụng tăng khoảng 7% phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức thấp 6,81%, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức 5,03%.

Cụ thể, đến ngày 20/12/2012, tín dụng tăng 6,45% so với cuối năm 2011, trong đó tín dụng bằng VND tăng 8,92%, tín dụng bằng ngoại tệ 3,51%. Tuy tín dụng tăng trưởng thấp nhưng cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực. Tín dụng đối với xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng chung, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích giảm so với cuối năm 2011.

Tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là do các nhân tố bên ngoài cầu tín dụng ngoài lãi suất; nợ xấu gia tăng; thanh khoản của một số NHTM cổ phần gặp khó khăn; một số TCTD chưa chấp hành nghiêm các quy định lãi suất huy động tối đa của NHNN.


Bên cạnh đó, lãi suất mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh về mức định hướng của ngân hàng nhà nước đề ra ngay từ đầu năm nhưng với lộ trình giảm nhanh hơn dự kiến, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát. Lãi suất huy động giảm từ 3-6%/năm, lãi suất cho vay giảm 5-9%/năm so với cuối năm 2011 và đã trở về với mức lãi suất cuối năm 2007.

Tính đến ngày 20/12/2012 dư nợ cho vay bằng VND có mức lãi suất trên 15%/năm chiếm tỷ trọng 18,7%, giảm so với mức 65% trước ngày 15/7/2012; đến cuối tháng 9 các TCTD đã xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng vay với tổng số tiền là 252.159 tỷ đồng.

Thống đốc Bình nhận xét, trước đây, tăng trưởng cho vay các năm đều đạt 30-50%, song tăng trưởng kinh tế cũng chỉ 7-8% là cao nhất, có nghĩa 4-5 đồng vốn bỏ ra mới tạo được 1 đồng tăng trưởng. Do đó, năm 2012, với mức tăng tín dụng 7% tính đến thời điểm này và tăng trưởng kinh tế cũng quanh 7%, rõ ràng có hiệu quả.

Mặt khác, theo lời ông Nguyễn Văn Bình, trước đây, cơ cấu tín dụng chủ yếu tập trung vào phi sản xuất trong đó có nhiều cho bất động sản, song đến 2012 tỷ trọng này thấp, chủ yếu vốn được dành cho các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, nông nghiệp… đã cho thấy dòng vốn chuyển dịch dần.

Thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng được cải thiện, số dư tiền gửi của TCTD tại NHNN luôn cao hơn so với yêu cầu dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tín dụng/huy động vốn bằng VND giảm xuống mức khoảng 95%; lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh từ 10-11%/năm so với cuối năm 2011

Thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định, đến ngày 21/12/2012tỷ giá mua trung bình của các NHTM giảm 0,96% so với cuối năm 2011, tình trạng đô la hóa.

Trong khi đó, nợ xấu của các TCTD sau khi tăng mạnh vào những tháng đầu năm đã được khống chế và từng bước xử lý. Sau một năm khai cơ cấu lại hệ thống các TCTD, rủi ro hệ thống từng bước được kiểm soát, nguy cơ đổ vỡ hệ thống từng bước đẩy lùi.

Tuy nhiên, NHNN cũng thừa nhận hoạt động điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2012 cũng còn những hạn chế như: Tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là do các nhân tố bên ngoài cầu tín dụng ngoài lãi suất; nợ xấu gia.

Không áp trần lãi suất cho vay

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN, trong năm 2013, mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 12%. Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ kiểm soát tăng trưởng tín dụng với mỗi ngân hàng và hướng tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên.

Trong 2013, NHNN cũng sẽ điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phù hợp quan hệ cung cầu ngoại tệ, diễn biến cân cân thanh toán. Tăng cường quản lý, kiểm tra giám sat thị trường ngoại tệ, vàng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, khắc phục tình trạng đô la hóa.

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, nếu như năm ngoái áp trần lãi suất cho vay chung thì không có tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội đạt 5% và không hướng được tín dụng vào sản xuất, bởi vốn tín dụng đổ vào bất động sản quá nhiều, doanh nghiệp vay lãi suất cao. Năm tới, NHNN không tính đến việc áp dụng trần lãi suất chung với tất cả lĩnh vực nhưng có thể xem xét trần lãi suất cho vay với lĩnh vực ưu tiên.

Còn việc lãi suất có tiếp tục giảm trong năm 2013 hay không còn phụ thuộc vào nền tảng phải là lạm phát sẽ được giữ ở mức bao nhiêu. Nếu chúng ta khẳng định được lạm phát năm tới là 4% thì lãi suất sẽ giảm rất nhanh tuy nhiên nguy cơ bùng nổ trở lại của lạm phát không nhỏ cho nên bước đi của NHNN trong năm tới sẽ hết sức thận trọng” – Thống đốc nói.

Năm 2012, lãi suất đã có bước giảm mạnh, từ mốc 14% xuống còn 9% thì nhanh nhưng từ 9% xuống 8%/năm thì phải cân nhắc. Bởi lạm phát tháng 9 biến động lớn 2,2%, gây nguy cơ bùng nổ bất kỳ thời điểm nào. Trong hai tháng cuối năm, khi NHNN đánh giá chắc chắn lạm phát kiểm soát được, mới quyết định giảm lãi suất thêm 1 điểm phần trăm. Năm 2013 có giảm được lãi suất hay không phụ thuộc vào tình hình kiểm soát lạm phát.

Đã xử lý được 39.000 tỉ đồng nợ xấu

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết: Năm nay trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng dự kiến đạt 90.000 tỷ đồng, hiện được trích lập được khoảng 78.000 tỷ đồng.

Về xử lý nợ xấu, thống kê của NHNN cho biết hiện nay các ngân hàng đã xử lý được 39.000 tỷ đồng nợ xấu.

Đánh giá về tiến độ xử lý nợ xấu, Thống đốc cho biết: Nói xử lý nợ xấu còn chậm cũng đúng mà xử lý nhanh cũng đúng. Bởi lẽ, xử lý nợ xấu phải xử lý càng nhanh càng tốt, không đúng vì phải xử lý trong bối cảnh của Việt Nam.

Quyết định về xử lý nợ xấu ban hành tháng đầu năm 2012, đến nay các khoản nợ được các tổ chức tín dụng cơ cấu lại tháng 10 khoảng 250.000 tỷ đồng, tương ứng 8% dư nợ tín dụng.

PV