- 8h30’ sáng 26/4, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn đồng loạt niêm yết 43 triệu đồng/lượng (bán ra) và 42.700 đồng/lượng (mua vào) theo đà tăng của giá vàng thế giới.

Tại Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, mức giá niêm yết lúc 8h40’ cũng tương tự như trên ở cả thị trường Hà Nội và TP.HCM.

Hiện giá vàng thế giới đang có giá 1.484 USD/ounce, vẫn đang điều chỉnh tăng liên tục và tăng mạnh so với mức 1.434,5 USD/ounce vào ngày 25/4, khoảng 50 USD/ounce. Quy ra theo tỷ giá Vietcombank niêm yết (20.960 đồng/USD), giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 6 triệu đồng/lượng.

Sau khi giảm còn 39 triệu đồng/lượng vào tuần trước, giá vàng sau đó lại tăng lấy lại đà tăng. Ngày hôm qua (25/4), giá vàng cuối giờ chiều cao hơn giá đầu buổi sáng gần 80.000 đồng/lượng, chốt ở mức 42,38 triệu đồng/lượng. Đáng chú ý, khoảng cách mua vào - bán ra được rút xuống còn 200.000 đồng/lượng, thay vì 700.000 đồng/lượng như các tuần trước.

{keywords} 

Trong sáng nay (26/4), Nhân hàng Nhà nước tiếp tục chào bán 26.000 lượng, tương đương 1 tấn vàng. Đây là phiên đấu thầu thứ 12 và là phiên thứ ba tổ chức trong tuần này.

Mức giá tham chiếu mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra cho phiên này là 42,15 triệu đồng/lượng - thấp hơn so với giá vàng do các doanh nghiệp niêm yết tính đến cuối giờ chiều ngày 25/4 và thấp hơn nhiều so với giá vàng sáng nay.

Sau 11 phiên vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã bán cho các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng thiết lập quan hệ mua, bán vàng trực tiếp với cơ quan này tổng cộng 315.000 lượng vàng, tương đương khoảng 12,1 tấn vàng.

Nhu cầu vàng vật chất trên toàn thế giới vẫn ở mức cao, đặc biệt là tại châu Á, sau đợt giảm giá cuối tuần trước, là trợ lực khiến giá vàng thế giớ tăng mạnh từ đêm qua. Kitco News cho hay, có báo cáo cho thấy tình trạng thiếu vàng miếng đã xảy ra ở một số nước, và các nhà bán lẻ vàng phải tính tăng phí bảo hiểm với giá vàng giao ngay.

Các chỉ số của thị trường bên ngoài cũng có tác động lạc quan hơn đối với vàng, khi đồng USD yếu hơn và giá dầu thô tăng mạnh. 

N.Hà