Nông dân trồng cà phê được cung cấp hàng triệu cây giống tốt, sạch bệnh thay thế các cây cà phê già cỗi. Hơn 20.000 nông dân đã được đào tạo để cải thiện kỹ thuật canh tác, được cung cấp các giải pháp tài chính, hướng tới phát triển bền vững.

{keywords}
Ông Nandu Nandkishore, Phó chủ tịch Tập đoàn Nestlé phụ trách khu vực châu Á, Châu Đại Dương và Châu Phi (ảnh giữa) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Nescafé Plan - dự án riêng của hãng ở Việt Nam - trong việc đạt được một số thành tựu nói trên.

Gỡ khó cho nông dân

Theo ông Nandu Nandkishore, Nescafé Plan phát triển theo 3 trụ cột: Canh tác có trách nhiệm; Sản xuất có trách nhiệm và tiêu dùng có trách nhiệm.

{keywords}
“Nescafé Plan không những giúp nông dân canh tác café bền vững mà còn đảm bảo tất cả yếu tố về môi trường, đồng thời giữ được năng suất café cao.”

Ông Nandu Nandkishore cho biết: “Chúng tôi hỗ trợ nông dân thông qua dự án Nescafé Plan bằng cách: đào tạo kỹ thuật cho nông dân canh các café bền vững hơn, cung cấp hỗ trợ nông dân về giống cây café cho năng suất cao. Điều này giúp sản lượng café tăng cao, vì thế làm tăng thu nhập cho người nông dân trồng café bên cạnh đó hỗ trợ cho việc canh tác café đảm bảo vấn đề môi trường trong hoạt động nông nghiệp”.

Trong tháng 3 vừa qua, Nescafé Plan đã công bố kế hoạch hỗ trợ thêm 4 triệu cây giống cho nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên trong năm 2015, nâng tổng số cây giống dự án hỗ trợ cho nông dân lên gần 11 triệu cây, trong đó Nestlé hỗ trợ 50% giá giống.

{keywords}
Vườn cà phê giống tại Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI)

Như vậy, số lượng cây cà phê giống được phân phối đã tăng mạnh qua các năm, từ chỉ 76.000 cây trong năm 2011 lên 4 triệu cây trong năm 2014, và sẽ đạt mức 11 triệu cây vào cuối năm 2015.

Nông dân Y Bléc Byă, buôn Hwie, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, tham gia dự án từ năm 2011, chia sẻ: “Trước đây, do chưa tiếp cận nhiều về kỹ thuật canh tác cà phê nên tôi chỉ trồng và chăm sóc theo cảm tính, sản lượng hàng năm không ổn định. Từ khi tham gia chương trình, được chuyên gia nông nghiệp tập huấn kỹ thuật trực tiếp trên vườn, được học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm ở nhiều vùng khác nhau, tôi đã mạnh dạn áp dụng vào vườn cà phê của mình, năng suất vườn cà phê của gia đình tăng ổn định từ 4,5 tấn/ha lên 6,6 tấn/ha/năm”.

Chiến lược lâu dài với cà phê Việt

Ông Nandu Nandkishore chia sẻ, Nestlé có cam kết lâu dài với Việt Nam. Ông nói: “Chúng tôi đến Việt Nam với cam kết dài hạn về phát triển bền vững. Chúng tôi đến Việt Nam không phải với mục tiêu duy nhất mua càng nhiều cà phê càng tốt”.

Bên cạnh dự án Nescafé Plan, Nestlé tham gia vào dự án hợp tác công tư với Bộ nông nghiệp. và phát triển nông thôn cùng các đối tác khác. Một trong những nội dung của chương trình là xây dựng các vườn mẫu giúp cho người nông dân thấy rõ hiệu quả của phương thức canh tác mới. Mỗi vườn mẫu được chia làm 2 phần: một phần canh tác theo quy trình mới và phần còn lại theo quy trình cũ. Nông dân được chứng kiến hiệu quả rõ rệt của quy trình canh tác mới khi cây cà phê phát triển tốt hơn và cho năng suất cao hơn.

{keywords}
Vườn cà phê mẫu của dự án PPP

Bên cạnh đó, quy trình mới còn giúp tiết kiệm được 40% lượng nước tưới và 15% lượng phân hóa học. Với lượng phân và nước ít hơn nhưng năng suất lại cao hơn 12% khiến thu nhập của nông dân tăng lên 600$/hecta/năm. “Năm 2011, chúng tôi chỉ có 2 vườn mẫu, hiện nay đã có 72 vườn mẫu hợp tác với bộ nông thôn và phát triển, chủ các vườn mẫu thường là cá khuyến nông viên cơ sở của nhà nước”, vị phó chủ tịch tập đoàn cho biết.

Với sự thành công của mô hình vườn mẫu, dự án đã chuyển sang bước thứ hai là thành lập các hợp tác xã theo hình thức hợp tác công tư và cung cấp các giải pháp về tài chính nông nghiệp trên cơ sở hợp tác với các đối tác trong dự án.
{keywords}
Chuyên gia nông nghiệp Nestle hướng dẫn nông dân kỹ thuật chăm sóc cây cà phê

Theo ông Nandu Nandkishore, thì mục tiêu cuối cùng mà Nestlé theo đuổi đó là đưa Việt Nam trở thành điểm tham chiếu của cafe robusta trên thế giới, nghĩa là khi nhắc đến robusta thì phải nhắc đến Việt Nam.

Ông phân tích: “Thị trường café thế giới đang tăng trưởng dẫn đến nhu cầu cần nhiều café hạt, café thô cung cấp cho thị trường. Khi thị trường muốn nhiều café thô hơn thì nông dân cần sản xuất nhiều hơn. Ở đây có hai con đường: Thứ nhất là giá, giá tốt hơn thì người ta sẽ sản xuất nhiều hơn. Thứ hai là hỗ trợ nông nghiệp, với những hộ trỡ về kỹ thuật, những phương pháp canh tác bền vững thì lượng café nông dân có được trên mỗi hecta sẽ tăng lên thì tổng cung ra thị trường cũng sẽ tăng thêm. Đó là lý do vì sao Nestlé tập trung cung cấp giải pháp kỹ thuật, hợp tác với các đối tác khác để hỗ trợ nông dân. Như thế chúng tôi sẽ có lợi ích từ việc nông dân có nguồn cung bền vững cung cấp cho thị trường lượng cafe ổn định và chất lượng cao.

Minh Anh