-Từ trên xe bước xuống, gặp các đồng nghiệp, bạn bè, ông Đặng Thanh Bình tươi cười tiến tới bắt tay với thái độ bình thản.

XEM VIDEO: 

Sáng ngày 25/6, TAND TP.HCM đã mở phiên xét xử ông Đặng Thanh Bình (64 tuổi, nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo khoản 2 Điều 285 Bộ luật Hình sự 1999, khung hình phạt 3-12 năm tù.

Ngoài ông Bình, 4 bị cáo thuộc tổ giám sát của NHNN bị cáo buộc là đồng phạm trong vụ án, gồm Hà Tấn Phước (nguyên tổ trưởng Tổ giám sát NHNH, Phó giám đốc NHNN chi nhánh Long An), Phạm Thế Tuân (nguyên Phó giám đốc Vietcombank chi nhánh TP.HCM), Lê Văn Thanh (nguyên Chánh thanh tra NHNN tỉnh Long An), Ngô Văn Thanh (nguyên Phó phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank Long An).

{keywords}
Ông Đặng Thanh Bình đến tòa từ sớm. Ảnh: Văn Châu

Đúng 7h30, ông Bình được người thân đưa tới tòa bằng xe riêng cùng luật sư (ông Bình được tại ngoại để hầu tra). Vẫn giữ phong thái đĩnh đạc, vẻ mặt vui vẻ, ông tiến tới bắt tay bạn bè đồng nghiệp rồi bình thản vào phòng xử.

8h50 phiên tòa khai mạc phiên tòa. Theo dự kiến, phiên xét xử ông Bình và các đồng phạm sẽ diễn ra từ ngày 25/6 đến ngày 29/6.

Theo điều tra, ông Bình được NHNH giao phụ trách cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, Vụ Pháp chế. Ông có nhiệm vụ chính trong việc chỉ đạo tái cơ cấu những ngân hàng hoạt động yếu kém, trong đó có VNCB.

Tháng 8/2012, ông ký tờ trình trình Chính phủ phương án tái cơ cấu VNCB và được chấp nhận chủ trương. Ông Bình đã ký quyết định thành lập tổ giám sát đối với những hoạt động tại VNCB và được bầu làm tổ trưởng. Sau khi ông Phạm Công Danh (nhóm cổ đông Thiên Thanh) nhận chuyển nhượng Trustbank từ nhóm Phú Mỹ do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện, VNCB được xếp vào 1 trong 6 ngân hàng hoạt động không hiệu quả. 

{keywords}
 Bị cáo Đặng Thanh Bình. Ảnh: Văn Châu 

Tuy nhiên, ông Bình đã không thực hiện đúng phương án do chính NHNN đề xuất để kiểm tra năng lực tài chính của nhóm cổ đông Thiên Thanh, tạo điều kiện cho nhóm cổ đông này điều hành và nắm giữ ngân hàng, sử dụng ngân hàng như một phương tiện phạm tội.

Kết quả điều tra cho thấy có đủ căn cứ kết luận ông Bình đã có hành vi không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, không thực hiện đúng phương án tái cơ cấu VNCB do NHNN đã trình Thủ tướng.

Cáo trạng kết luận, Phạm Công Danh và các đồng phạm đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thông qua các giao dịch chuyển tiền gây thiệt hại cho VNCB, trong đó có trách nhiệm của thành viên Tổ giám sát.

{keywords}
Ông Đặng Thanh Bình và các bị cáo tại tòa. Ảnh: Văn Châu 

Thời điểm này, VNCB chịu sự giám sát đặc biệt của NHNN, mọi giao dịch từ 5 tỷ đồng trở lên đều phải có ý kiến của Tổ giám sát. Tuy nhiên, ông Bình không thực hiện nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện cho nhóm Thiên Thanh đứng đầu là Phạm Công Danh gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại hơn 9.000 tỉ đồng.

4 bị can còn lại gồm các ông Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân và Ngô Văn Thanh thuộc tổ giám sát NHNN đặt tại VNCB được giao nhiệm vụ, quyền hạn và chủ động tiếp cận không hạn chế mọi tài liệu hồ sơ, thông tin, hệ thống phần mềm và yêu cầu ngân hàng này báo cáo, cung cấp tài liệu, làm việc với mọi cán bộ có thẩm quyền, đối chiếu trực tiếp với khách hàng, chủ nợ… 

{keywords}
Toàn cảnh phiên tòa sáng nay. Ảnh: Văn Châu 

Mọi giao dịch từ 5 tỉ đồng trở lên tại VNCB phải có ý kiến của tổ giám sát nhưng những người này không thực hiện nhiệm vụ, lơ là tạo điều kiện cho Phạm Công Danh cùng đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội.

Cáo trạng xác định, ông Phước có trách nhiệm với số tiền thiệt hại là 3.454 tỉ đồng, Lê Văn Thanh là 6.591 tỉ đồng, ông Phạm Thế Tuân là 3.454 tỉ và ông Ngô Văn Thanh có trách nhiệm với số tiền 10.046 tỉ đồng.

Truy tố nguyên phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình

Truy tố nguyên phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình

VKSND Tối cao hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Đặng Thanh Bình, nguyên phó Thống đốc NHNN tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".    

Phù phép vay 650 tỷ, Phạm Công Danh khiến dàn CEO Đại Tín lãnh án

Phù phép vay 650 tỷ, Phạm Công Danh khiến dàn CEO Đại Tín lãnh án

Bằng hồ sơ ảo, Phạm Công Danh đã vay 650 tỷ của Ngân hàng Đại Tín để mang đi trả nợ, khiến dàn CEO Đại Tín dính vòng lao lý.   

Điều tra bổ sung vụ Phạm Công Danh, Trầm Bê có gì mới?

Điều tra bổ sung vụ Phạm Công Danh, Trầm Bê có gì mới?

Cơ quan điều tra, Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án Phạm Công Danh và Trầm Bê.

Vay hơn 600 tỷ, Phạm Công Danh đẩy dàn CEO Đại Tín vào tù

Vay hơn 600 tỷ, Phạm Công Danh đẩy dàn CEO Đại Tín vào tù

Tạo lập hồ sơ khống cho 2 công ty sân sau vay hơn 600 tỷ của Ngân hàng Đại Tín để trả nợ, Phạm Công Danh đã khiến toàn bộ dàn lãnh đạo của Đại Tín vào tù.  

Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ Phạm Công Danh, Trầm Bê

Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ Phạm Công Danh, Trầm Bê

Trong quá trình xét hỏi xét thấy, còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ nên HĐXX quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với các bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm.    

Đoàn Nga - Văn Châu