-Tất toán khống gần 2.000 lượng vàng đã vay, cựu trung tá công an ‘dính chàm’ trong đại án Trần Phương Bình, Vũ “nhôm”.

Vũ ‘nhôm’ kêu oan trong phiên tòa ngân hàng Đông Á

Chứng cứ mới bảo vệ Vũ ‘nhôm’ bị tòa bác bỏ

Chiều ngày 29/11, phiên xét Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm", SN 1975, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty CP xây dựng Bắc Nam 79) và Trần Phương Bình (SN 1959, nguyên Tổng giám đốc (TGĐ), Phó Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng tín dụng Đông Á Bank - DAB) và 24 bị cáo tiếp tục với phần thẩm vấn bị cáo Nguyễn Hồng Ánh (nguyên Trung tá, điều tra viên Công an TP.HCM).

Bị cáo Ánh bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". 

{keywords}
Bị cáo Nguyễn Hồng Ánh tại phiên tòa

Bị cáo đứng tên tất toán sai quy định một phần khoản vay 1.900 lượng vàng. Từ đó, bị cáo Trần Phương Bình có cơ hội chiếm đoạt hơn 32,5 tỉ đồng.

Theo đó, ngày 14/1/2008, ông Nguyễn Đức Tài (Giám đốc Sở giao dịch DAB), ký với vợ chồng Nguyễn Hồng Ánh hợp đồng cho vay ngắn hạn 2.000 lượng vàng SJC. Đến ngày 21/1/2009, ngân hàng làm giấy tờ xác nhận ông Ánh trả nợ gốc 20.000 chỉ vàng. Thực chất, 2 bên chỉ làm thủ tục tất toán trên giấy tờ chứ không hề có việc trả nợ thật.

Năm 2010, DAB và ông Ánh tiếp tục làm thủ tục tất toán trên giấy tờ, đảo nợ. Sau đó, hai bên chuyển thành hợp đồng ông Ánh vay 1.900 lượng vàng. Đến năm 2012, Trần Phương Bình chỉ đạo cấp dưới lập phiếu thu khống 1.900 lượng vàng của ông Ánh nhằm mục đích hợp thức hóa việc tất toán khoản nợ.

Trên thực tế, ông Ánh chỉ nộp hơn 32,5 tỉ đồng nhưng Trần Phương Bình vẫn chấp nhận tất toán toàn bộ 1.900 lượng vàng. Bị cáo Bình dùng hơn 32,5 tỉ đồng nhận từ Ánh vào việc chi xài cá nhân.

Bị cáo Trần Phương Bình khai bị cáo và Ánh thống nhất cách thức bị cáo Ánh tất toán hợp đồng vay 1.900 lượng vàng bằng hơn 32,5 tỉ đồng (quy đổi ra 700 lượng vàng). Phần chênh lệch còn lại (1.200 lượng), ông Bình chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục tất toán khống.

{keywords}
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Văn Châu

Tại tòa, bị cáo Ánh thừa nhận cáo trạng truy tố đúng hành vi sai phạm. Bị cáo khai nhận cơ quan chức năng đã thu giữ một số cổ phiếu và một miếng đất rộng 535,6 m2 tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM do bị cáo đứng tên nhằm khắc phục thiệt hại.

Quay lại thẩm vấn bị cáo Trần Phương Bình, đại diện VKS đưa ra câu hỏi đối với bị cáo về việc nguyên nhân nào khiến bị cáo phạm tội, bị cáo Bình trả lời, là do bị cáo muốn xây dựng DAB trở thành ngân hàng vững mạnh. “Bản thân bị cáo cùng vài cán bộ cũ của DAB viết ra đề án. Lúc nào bị cáo cũng coi DAB là đứa con của mình, bị cáo toàn tâm toàn ý xây dựng, phát triển nó”, bị cáo Bình nói.

Cũng theo lời khai của Bình, để có thể nguồn thu từng bước thực hiện việc khắc phục âm quỹ, Trần Phương Bình hợp tác với Công ty TNHH Tân Vạn Hưng để kinh doanh vàng tài khoản, hy vọng tìm kiếm lợi nhuận để bù đắp phần nào âm quỹ. Tuy nhiên, việc này không tạo ra lợi nhuận mà còn khiến DAB thua lỗ nặng nề.

Vì sao Trần Phương Bình thấy có lỗi với Vũ ‘nhôm’?

Vì sao Trần Phương Bình thấy có lỗi với Vũ ‘nhôm’?

Giải thích lý do thấy có lỗi với Vũ “nhôm”, Trần Phương Bình khai do bản thân không thông báo cho Vũ đầy đủ về thực trạng của ngân hàng.    

Trần Phương Bình cảm thấy có lỗi với Vũ ‘nhôm’

Trần Phương Bình cảm thấy có lỗi với Vũ ‘nhôm’

Trước việc Vũ “nhôm” bị truy tố về khoản vay 200 tỉ đồng mà Bình đã xuất quỹ cho vay khiến Vũ “nhôm” dính án, Bình trần tình tại tòa “Bị cáo cảm thấy có lỗi với Phan Văn Anh Vũ".

Trần Phương Bình ‘qua mặt’ Ngân hàng Nhà nước như thế nào?

Trần Phương Bình ‘qua mặt’ Ngân hàng Nhà nước như thế nào?

Dù bị Ngân hàng Nhà nước nhiều lần thanh tra, nhưng Bình và các nhân viên vẫn tìm cách “qua mặt” một cách ngoạn mục, che dấu thành công số tiền âm quỹ nhiều ngàn tỉ đồng.    

Đoàn Nga