-Trong phần tự bào chữa, Vũ “nhôm” tiếp tục kêu oan và bất ngờ tố cán bộ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, có dấu hiệu thông cung, ép cung.

Vũ ‘nhôm’ đặt cược tính mạng mình và gia đình để kêu oan

Chiều nay, phiên xét xử Trần Phương Bình, Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) tiếp tục với phần tranh luận.

Vũ “nhôm” tố cán bộ thông cung, ép cung

Mở đầu phần tự bào chữa, Vũ “nhôm” khẳng định: "Bị cáo hoàn toàn không phạm tội". Theo Vũ “nhôm” số tiền 203 tỉ đồng bị quy kết là chiếm đoạt cùng với số tiền 13,4 triệu USD là tiền vay mượn cá nhân của bị cáo Trần Phương Bình chứ không phải chiếm đoạt của DAB.

Vũ cho rằng cáo buộc của VKS kết luận bị cáo ký khống, nộp khống vào tài khoản DAB để DAB có nguồn quỹ để chuyển cho Công ty 79 để bị cáo chiếm đoạt hoàn toàn không có chứng cứ pháp lý.

"Bị cáo khẳng định 200 tỉ đồng là của cá nhân anh Bình. Bị cáo không ký bất kỳ chữ ký nào hết. Vì là tiền cá nhân, bị cáo mới không phải ký chứ nếu là tiền ngân hàng bị cáo phải làm rất nhiều thủ tục, rất rắc rối giống như bị cáo đã vay 400 tỉ đồng", Vũ nói.

{keywords}
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ

Cũng theo Vũ, anh ta đã nhiều lần vay của ông Bình và những lần đó cũng không phải ký giấy vay mượn tiền. Vũ khẳng định, khi làm việc với cơ quan điều tra, Vũ thừa nhận số tiền 203 tỉ đồng và 13,4 triệu USD là mượn của Bình chứ không hề phủ nhận.

Theo Vũ “nhôm”, khi việc mua cổ phần của DAB không thành công thì DAB hoàn trả lại đúng 609 tỉ đồng, bao gồm cả lãi cho công ty của bị cáo là hoàn toàn phù hợp. “Nếu ngân hàng chuyển trả 800 tỉ đồng thì mới gọi là chuyển thừa", Vũ “nhôm” lý luận.

Cũng theo Vũ, tất cả việc này đều được lưu lại sổ sách giấy tờ, dòng tiền thể hiện rõ, toàn bộ số tiền dùng để mua cổ phần DAB chứ không hề vào túi của bất kỳ cá nhân nào.

"Chữ viết, chữ ký là hoàn toàn của bị cáo. Bị cáo hoàn toàn không nộp khống 200 tỉ đồng vào tài khoản DAB. Bị cáo không biết VKS lộn hay cố tình lập lờ, VKS đang cố tình làm sai lệch hồ sơ"

Vũ “nhôm” gay gắt nói rồi trình ra hóa đơn chứng từ nộp 200 tỉ đồng vào tài khoản của DAB. Vũ cho biết trên đó ghi rõ Vũ nộp vào tài khoản công ty nhưng cáo trạng của VKS lại ghi Vũ nộp vào tài khoản ngân hàng.

"Hôm nay là 7 tháng 20 ngày, bị cáo mong muốn có ngày này, bị cáo đứng trước HĐXX để nói lên sự thật. Tất cả sự việc bị cáo hoàn toàn làm đúng. Khi bị khởi tố, bị cáo hoàn toàn bất ngờ.  Bị cáo không nộp khống 200 tỉ đồng. Bị cáo không chiếm đoạt của DAB 1 đồng nào", Vũ nói.

Sau khi khẳng định vô tội, Phan Văn Anh Vũ bất ngờ tố ông P.V.D (nguyên Phó phòng Vụ 3 - VKS) và Thiếu tá T.T.T (điều tra viên C46) có hành vi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Theo bị cáo, trong quá trình điều tra, nhiều lần bị cáo đề nghị cho đối chất với Trần Phương Bình nhưng lại không được đối chất. Khi Vũ đã làm đơn gửi Bộ Công an thì được đối chất nhưng lại không được đọc biên bản đối chất mà vẫn bị bắt ký tên. Theo Vũ, điều này vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Vũ còn cho biết khi vụ án này được chuyển hồ sơ qua TAND TP.HCM lên lịch xét xử thì cơ quan CSĐT lại trích xuất Vũ vào ngày 28/11 để tiếp tục điều tra. "Thẩm quyền trích xuất lúc này là của TAND TP.HCM mới đúng", Vũ tiếp tục tố.

Ngoài ra, Vũ “nhôm” còn tố VKS và cơ quan CSĐT có dấu hiệu thông cung, ép cung. Vũ dẫn chứng, lời khai của ông Bình và Vinh giống nhau hoàn toàn.

Luật sư đề nghị tuyên Vũ “nhôm” vô tội

Trước khi kết thúc phần tự bào chữa, Vũ “nhôm” cho rằng bản thân chỉ là nạn nhân. Bởi bị cáo cho rằng, công tác tại Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 nên mình không hề có chức vụ để lạm dụng và vụ lợi chiếm đoạt.

Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (bảo vệ cho Phan Văn Anh Vũ) đề nghị HĐXX tuyên bị cáo vô tội. Bởi theo luật sư Trạch, mặc dù giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhưng đứng trước chủ trương đầu tư mua 10% CP của DAB Vũ đã không tự ý vượt quá phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình. 

{keywords}
Các bị cáo tại tòa

Điều này thể hiện ở việc khi được ông Trần Phương Bình chào mời mua cổ phần, Vũ đã không tự ý đưa ra quyết định. Thay vào đó, Vũ đã báo cáo, xin ý kiến HĐQT Công ty Bắc Nam 79 để nhận được sự đồng ý.  

Khi nghe ông Bình đề nghị lo được 200 tỷ để cho Vũ thêm vào mua 60 triệu cổ phần, Vũ mặc định nghĩ đó là tiền cá nhân ông Bình. Giữa Bình và Vũ tồn tại giao dịch dân sự - hợp đồng vay tài sản.

“Trong hợp đồng này, bên cho vay không xác định kỳ hạn phải trả, không xác định lãi suất. Bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước thời gian hợp lý”, luật sư Trạch nói.

Luật sư Trạch cho rằng, Vũ chỉ là người bị hại bởi những toan tính, không trung thực, che giấu thực trạng âm quỹ, nợ xấu…của DAB và sự chủ động đưa Vũ vào giao dịch bị lừa dối bởi chính ông Trần Phương Bình.

Luật sư Trạch đề nghị HĐXX áp dụng Điều 13 “suy đoán vô tội” BLTTHS năm 2015, tuyên Vũ không phạm tội.

Bên cạnh đó, luật sư cho rằng Vũ đã hoàn thành thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ông Trần Phương Bình một cách đầy đủ, không phải chịu trách nhiệm bởi bất kỳ một hành vi nào, do đó, đề nghị giải toả kê biên đối với 50 triệu cổ phần đứng tên công ty Bắc Nam 79, số 13,6 triệu cổ phần đứng tên Vũ và 447,9 m2 đất ở Đà Nẵng.

Vũ 'nhôm' bị đề nghị 15-17 năm tù

Vũ 'nhôm' bị đề nghị 15-17 năm tù

VKS nhận định hành vi của Phan Văn Anh Vũ phạm vào tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” nên đề nghị mức án từ 15-17 năm tù.

Ngân hàng Nhà nước: 'Thủ đoạn của Trần Phương Bình quá tinh vi'

Ngân hàng Nhà nước: 'Thủ đoạn của Trần Phương Bình quá tinh vi'

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng, thủ đoạn nộp tiền khống vào DAB để xin tăng vốn điều lệ của Trần Phương Bình là 'quá tinh vi'.

Vũ ‘nhôm’ nhờ gia đình khắc phục xong hơn 200 tỉ đồng

Vũ ‘nhôm’ nhờ gia đình khắc phục xong hơn 200 tỉ đồng

Cuối giờ chiều nay, trước khi tạm dừng phiên tòa, chủ tọa Phạm Lương Toản thông báo, gia đình Phan Văn Anh Vũ đã khắc phục xong 203 tỉ đồng.  

 Đoàn Nga