"Một nửa thế giới là phụ nữ" nhưng tại Trung Quốc do chính sách một con và truyền thống thích sinh con trai đã tạo ra sự chênh lệch giới tính nghiêm trọng, cứ 117 bé trai mới có 100 bé gái, điều này đồng nghĩa với việc khoảng 24 triệu đàn ông Trung Quốc không thể kiếm được vợ vào cuối thập kỷ này.

Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc, cưới xin cũng trở thành một thị trường với những yêu cầu về nhà lầu và xe hơi của phụ nữ.

Thế nhưng phụ nữ thực sự được lợi gì từ sự khan hiếm của họ?

Hãy thỏa thuận

{keywords} 

Đó là ngày trọng đại của Derek Wei. Anh cùng các phù rể tới nhà cô dâu từ sáng sớm và gõ cửa nhà. Nghi lễ đám cưới này, còn gọi là "chuangmen" lại nổi lên trong thời gian gần đây, cùng với một số nghi thức khác như đề nghị một món quà hứa hôn, hay "tiền treo".

"Lì xì! Lì xì!" các cháu gái của Lucy Wang-cô dâu, yêu cầu chú rể đưa những phong bao đựng tiền để có thể vào cửa.

"Không đủ!" các phù dâu hét lớn, họ muốn đòi thêm tiền trước khi mở lì xì. Đây là những thủ tục cuối cùng trong chuỗi giao dịch tài chính không thể thiếu trong các đám cưới ở Trung Quốc.

"Đó giống như một cuộc thương lượng vậy," Wei nói.

Một vài phút trôi qua, Wei bắt đầu lo lắng họ sẽ bị muộn.

"Anh yêu em, bà xã" anh hét lớn và gõ cửa. "Hãy để anh vào!"

Đằng sau cánh cửa, vợ tương lai của Wei - Lucy Wang đề nghị anh hát một bài. Wei làm theo yêu cầu, hát một bài tình ca qua cánh cửa gỗ đóng chặt, trong khi những phù rể tỏ ra thương hại anh còn các cô gái thì cười rúc rích. Tuy nhiên, yêu cầu của Wang vẫn chưa dừng lại ở đó.

Một cuộc thương lượng

{keywords} 

Wang làm nhân viên văn phòng tại Bắc Kinh, cô tới từ tỉnh Sơn Tây. Đám cưới truyền thống ở đây yêu cầu chú rể phải tặng một món quà cho gia đình vợ tương lai. Wei đã phải nộp 68.888 NDT tiền thách cưới (11.000 USD).

Tuy nhiên, Wang cho rằng số tiền này là bình thường. "Ở quê tôi có rất nhiều đại gia và họ đẩy giá thách cưới lên cao," cô giải thích. Thông thường, số tiền này khoảng 10.000 USD.

Cuối cùng, Wang cũng xuất hiện khi những người đàn ông mất kiên nhẫn và dựa lưng vào cửa.

Wei quỳ gối xuống đất. Đây là lần đầu tiên anh nhìn thấy cô dâu trong ngày cưới của mình. Anh đã nở một nụ cười thật tươi với một bó hoa hồng thơm ngào ngạt trên tay để dành tặng Wang.

Ban đầu Wei cảm thấy có chút lo sợ về số tiền thách cưới mà nhà gái đưa ra. Nhưng tình thế mà anh gặp phải không phải là chuyện hiếm. Nhiều đàn ông trẻ chuẩn bị kết hôn tại Trung Quốc hiện nay đang được kỳ vọng có đủ tiền mua một căn hộ, đôi khi là cả một chiếc xe hơi hay đơn giản là kiếm đủ "tiền treo".

"Đám cưới của cha mẹ tôi đơn giản hơn rất nhiều," Wei nói. "Bạn không thể hình dung nổi đâu, chỉ cần một chiếc giường, một cái tủ, một chiếc xe đạp và một cái máy may. Đó là chuyện của những năm 70 của thế kỷ trước."

Đám cưới của thế kỷ 21

{keywords} 

Các đám cưới phải gồm có hai nhiếp ảnh gia, một thợ quay phim và người dẫn chương trình cũng như các cuộc đàm phán tài chính để tổ chức hôn lễ.

Bạn học cũ của Wang, Frank Zhang, người kết hôn cách đây 12 năm, đã tự đứng ra tổ chức cho mình. Anh đã vô cùng ngạc nhiên khi chứng khiến sự khác biệt giữa hai đám cưới cách nhau một thập kỷ.

Vào ngày cưới của mình, Zhang và vợ anh chỉ mới bạn bè tới nhà ăn một bữa cơm. Anh cũng không cần phải tặng vợ một căn hộ hay chiếc ô tô nào.

Và lần đầu ra mắt bố mẹ vợ, Zhang chỉ đưa cho họ 888 NDT (100 USD) làm tiền thách cưới, bằng 1/100 so với số tiền Wei phải trả.

Để chuẩn bị cho đám cưới của mình, Wei đã dành tiền lương trong một năm để mua trang sức và quà cưới cho cô dâu. Anh cũng dự định xin bố mẹ một căn nhà để đón vợ mới cưới về ở.

Những con số

Ngày nay, 70% phụ nữ Trung Quốc tin rằng một người đàn ông cần mua một căn hộ trước khi nói lời cầu hôn ai đó. Sự khan hiếm phụ nữ tại Trung Quốc đã mang tới khả năng thương lượng cho họ. Tuy nhiên, những yêu sách này của phái đẹp lại đang khiến nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn.

"Sự chênh lệch giới tính gia tăng đã đóng góp 2 điểm phần trăm trong tăng trưởng GDP," Xiaobo Zhang, một chuyển gia kinh tế tới từ Đại học Bắc Kinh nói.

Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng 25% tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc bắt nguồn từ ảnh hưởng của chênh lệch giới tính ngày càng tăng. Cùng với Shang-Jin Wei, tới từ Đại học Columbia, ông cũng phát hiện rằng 30-48% sự tăng giá bất động sản tại 35 thành phố lớn của Trung Quốc có liên quan trực tiếp tới nhu cầu "mua nhà cưới vợ".

Zhang cũng nhận thấy các gia đình có con trai trong khu vực mất cân băng giới tính cao hơn có xu hướng không hạnh phúc và phải làm việc chăm chỉ để có thể mua được một căn hộ cho con.

"Để tiết kiệm được nhiều tiền hơn, các gia đình có con trai cũng phải làm việc chăm chỉ hơn. Nhiều người trở thành đổ xô đi buôn bán và làm các công việc nguy hiểm hơn - như tại các công trình xây dựng- cũng như làm việc với cường độ cao hơn. Tất cả điều này đều góp phần giúp kinh tế phát triển,"Zhang nói.

Vai trò giới tính không cân bằng?

{keywords} 

Wei phải vay mượn tiền để chi trả cho đám cưới, hầu hết những người đàn ông trẻ như anh đều không còn sự lựa chọn nào khác khi giá bất động sản tăng chóng mặt. Một căn hộ ở thành phố có giá gấp 15 lần so với thu nhập hàng năm của người mua nhà. Vì thế các bậc phụ huynh như cha mẹ Wei đã phải tiết kiệm từ khi con trai họ chào đời.

Tuy nhiên, một số người cho rằng phụ nữ không được lợi gì trong chuyện này.

"Có ba căn cứ để tôi nói như vậy : đầu tiên là cha mẹ có định mua nhà cho con trai, không phải con gái; thứ hai là những ngôi nhà chỉ đứng tên con trai; thứ ba là phụ nữ thường chuyển toàn bộ số tiền họ tích lũy được cho chồng để có tiền mua một căn nhà, vốn sau đó lại chỉ đăng ký theo tên anh ta," cô nói.

Quay trở lại đám cưới, Lucy Wang và Derek Wei đang có kế hoạch đăng ký sở hữu căn nhà bằng tên của cả hai vợ chồng.

Chỉ vài tuần sau đám cưới, Wang đã có "tin mừng". Vợ chồng cô hy vọng đó sẽ là một bé gái.

"Chúng tôi sẽ không phải mua một căn hộ cho con bé," Wang nói, "Và nó sẽ tiêu tốn ít tiền của chúng tôi hơn một cậu con trai."

Sầm Hoa (Theo NPR)