Mỹ và Nga vẫn đang tranh cãi với nhau về khả năng sử dụng vũ lực đối với Syria nếu như Damascus không thể tuân thủ kế hoạch của hai cường quốc nhằm giải giáp kho vũ khí hóa học của do Tổng thống Assad kiểm soát.

TIN BÀI LIÊN QUAN

{keywords}
Từ trái qua: Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: RIA

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki hôm qua cho biết, Washington đang hối thúc để nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ cho phép sử dụng vũ lực trừng phạt Syria. Phát biểu này đưa ra chỉ vài giờ sau khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng phương án này không được đưa vào nghị quyết của HĐBA.

"Chúng tôi muốn các nghĩa vụ và các cơ chế thực thi mạnh nhất có thể" - người phát ngôn Psaki nói thêm rằng Mỹ đang 'làm việc theo hướng' một bản nghị quyết dựa trên Chương VII của Hiến chương LHQ, trong đó cho phép sử dụng vũ lực để đảm bảo hòa bình.

Còn ông Lavrov nói trong họp báo với Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tại Paris trước đó nói rằng nghị quyết này không cần phải dựa trên Chương số VII, trong đó cho phép nhưng không ủy quyền lực lượng quân sự để 'khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế'.

Sự bế tắc này xảy ra chỉ vài ngày sau khi ông Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ký bản kế hoạch chung để đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát của quốc tế, sau đó tiến hành tiêu hủy hoàn toàn số vũ khí này.

Thực tế này đã làm nhiều người lo ngại về các cuộc đàm phán căng thẳng trong HĐBA khi soạn thảo nghị quyết về vấn đề Syria.

Chính quyền Tổng thống Barack Obama vẫn bảo lưu quan điểm rằng việc họ đe dọa hành động quân sự là để đáp trả lại vụ tấn công vũ khí hóa học hôm 21/8 ở ngoại ô Damascus; Washington nói rằng đây là một sự thúc đẩy then chốt để buộc Syria phải giao nộp vũ khí hóa học.

"Nếu ông Assad không thể tuân thủ các điều khoản của khuôn khổ này, chúng tôi - trong đó có cả Nga - đều thống nhất rằng sẽ có hậu quả xảy ra" - ông Kerry nói hôm thứ Hai tại Paris sau khi gặp ông Fabius và Ngoại trưởng Anh William Hague.

"Khi ngoại giao thất bại thì phương án quân sự vẫn còn đó" - Ngoại trưởng Mỹ lưu ý.

Trong khi đó, bà Psaki nói rằng ông Obama vẫn 'bảo lưu quyền sử dụng hành động quân sự' bất kể HĐBA quyết định như thế nào chăng nữa.

Tuy nhiên, Nga vẫn một mực phản đối hành động quân sự vào cuộc nội chiến ở Syria và chỉ trích Washington cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy mà Moscow cho rằng lực lượng này đang tràn ngập những kẻ Hồi giáo cực đoan.

Ông Lavrov nói rằng Nga vẫn không ủng hộ một bản nghị quyết dựa trên Chương VII, còn nếu như có thông tin cho thấy Syria không tuân thủ các cam kết, HĐBA sẽ 'kiểm định tình hình một cách gấp rút nhất để tìm ra sự thật'.

Nếu Nga từ chối ký vào bản nghị quyết theo Chương VII cho phép sử dụng vũ lực, một phương án khác có thể tính đến là nghị quyết dựa trên Chương VI của Hiến chương LHQ. Chương VI kêu gọi việc giải quyết tranh cãi một cách hòa bình, thông qua đàm phán.

"Nhưng tôi nghĩ, nói theo kiểu chính trị thì trong bối cảnh các giọng điệu ngày càng gay gắt hơn về vũ khí hóa học và bản chất bạo lực hiện nay ở Syria, đơn giản là Pháp và Mỹ sẽ khó mà cảm thấy thỏa mãn với việc không chỉ trích ngoại trừ khi thông qua ... Chương VII (của Hiến chương LHQ về việc được phép sử dụng vũ lực) - ông Mark Drumbl, giám đốc Học viện Luật Xuyên Quốc gia tại Washington bình luận.

Lê Thu (theo RIA)