Ăn mặn vượt mức cho phép là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tim mạch. Các bác sĩ khuyên nên tìm cách hạn chế lượng muối như nêm bớt muối hoặc sử dụng nước mắm với lượng muối thấp để bảo vệ tim mạch.
 

Bệnh đến từ… muối!  

Theo nghiên cứu của Khoa Nghiên cứu Phòng Dịch (Đại học California - Hoa Kỳ), khẩu phần ăn của con người đang có xu hướng ngày càng mặn hơn, tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch cũng như đột quỵ.

 
Khi cơ thể dung nạp một lượng muối quá nhiều thì cân bằng Natri và Kali sẽ bị đảo lộn. Thận phải tăng cường làm việc để thải Natri, Kali ra nước tiểu, có thể dẫn đến chức năng thận suy giảm. Ăn mặn khiến dịch vị tiết nhiều hơn, dẫn đến tình trạng loét dạ dày, tá tràng. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng có một mối liên hệ mật thiết giữa thói quen ăn mặn với các bệnh ung thư đường tiêu hóa.



Nguy hiểm nhất, thói quen ăn mặn chính là “tiền đề” đưa đến bệnh tim mạch và nguy cơ đột quỵ. Khi cơ thể phải tiếp nhận quá nhiều muối thì áp suất thẩm thấu trong máu sẽ bị tăng lên, kích thích uống nước nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu cho thấy nếu ăn thừa 8-10 g muối thì cơ thể sẽ giữ lại chừng 1 lít nước. Lượng nước thừa trong cơ thể sẽ dẫn đến việc làm tăng khối lượng tuần hoàn đồng thời làm co cơ trơn thành mạch, một thời gian sẽ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp.
 
Nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy, chỉ cần cắt giảm 3g muối/khẩu phần ăn mỗi ngày thì nước Mỹ sẽ giảm được 120.000 người bị bệnh tim mạch, 66.000 người bị đột quỵ kinh niên, 99.000 người bị tim mạch tấn công do huyết áp cao gây ra mỗi năm! Tuy nhiên, thực tế là việc giảm đi 3g muối trong mỗi khẩu phần ăn không hề dễ thực hiện, khi với nhịp sống quá nhanh hiện nay, con người có xu hướng ăn hàng quán nhiều hơn ăn các bữa ăn tự chế biến tại nhà.
 
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo giới hạn an toàn khi sử dụng muối là 6g/người/ngày (tương đương 1 muỗng cà phê). Trong khi đó, điều đáng lo ngại là theo nhiều khảo sát, mức tiêu thụ muối trung bình của người Việt Nam đang ở mức 8,1g/ngày, rất cao so với khuyến cáo của WHO. Thậm chí, ở một số tỉnh thành miền Trung, lượng muối một người tiêu thụ còn lên đến con số… chóng mặt, như người ở Nghệ An tiêu thụ 14g muối/ngày, người ở Thừa Thiên Huế 13g, và tỷ lệ bệnh cao huyết áp ở hai địa phương này cũng lên đến… 18%!
 
Tốt cho tim mạch - dùng nước mắm dinh dưỡng

Trong quá trình tư vấn dinh dưỡng hoặc điều trị bệnh tim mạch, các bác sĩ thường xuyên kêu gọi giảm lượng muối, ăn nhạt. Tuy nhiên, có một thực tế là khá nhiều người lại hiểu rằng giảm lượng muối và ăn nhạt thì đồng nghĩa với việc bớt nêm muối vào các món ăn, còn nước mắm thì cứ sử dụng… vô tư!


Đây là thói quen ăn uống dễ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của người Việt Nam, vì hầu như không gia đình Việt Nam lại thiếu đi một chai nước mắm. Trong khi đó, lượng muối trong một số sản phẩm nước mắm thông thường hoàn toàn không ít. Nước mắm với người Việt Nam được sử dụng để chấm, để nêm trực tiếp vào món ăn tạo nên hương vị đậm đà. Thậm chí, để có được những chén nước mắm ngon hơn, nhiều người còn có thói quen nêm đường. Vị ngọt “đánh lừa” vị giác, làm mất đi cảm giác mặn, khiến bạn đã vô tình đưa vào cơ thể một lượng muối nhiều hơn.
 
Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Theo khuyến cáo của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, việc đơn giản bạn có thể làm là nên chọn sử dụng nước mắm dinh dưỡng giảm mặn thay cho nước mắm thông thường.

Một số sản phẩm như nước mắm Nhỉ Dinh Dưỡng Thuận Phát đã tiên phong ứng dụng công nghệ tách giảm muối, giúp giảm lượng muối đáng kể. Loại nước mắm này cũng giàu lượng đạm tự nhiên gấp 3 lần nước mắm thông thường nhờ kinh nghiệm ủ chượp hơn 30 năm chắt lọc nguồn đạm nguyên chất từ cá cơm tươi Phú Quốc, khiến những bữa ăn luôn đậm đà, đảm bảo dinh dưỡng và tốt cho tim mạch.

Thúy Ngà