Trĩ không phải bệnh nan y, nhưng ảnh hưởng nhiều chất lượng cuộc sống người bệnh. Theo chuyên gia, cầm máu, giảm đau là một trong những yêu cầu đầu tiên trong điều trị; tiếp đó là làm sao để trị trĩ dứt điểm, không để tái phát.

Xấu hổ vì một lần vô ý

Chuyện đã qua lâu nhưng đến giờ anh Nguyễn Huy Bắc (40 tuổi, ở Bắc Ninh) vẫn cảm thấy xấu hổ mỗi khi nhớ lại. Lần đó, anh đến nhà một cô bạn gái chơi. Tuy nhiên anh không thể ngờ mình bị chảy máu từ búi trĩ đến nỗi rỉ ướt cả cái quần vốn rất “kẻng”. Thế là, anh cứ ngồi “cắm rễ” ở nhà bạn gái, không dám đứng lên.

Ngồi dai quá, đến lúc cô ấy không thể tiếp được, phải cáo bận đi làm mấy việc khác. Chờ cô bạn vừa khuất vào phòng trong, anh vội chào rồi cuống lên đi về, nói bạn không cần tiễn... Từ đó, anh không dám quay lại nhà cô bạn gái mới quen. Và tất nhiên, mối quan hệ đó cũng chấm dứt.

Mắc trĩ khiến anh Bắc mất tự tin, lúc nào cũng phải để ý xem có bị dính bẩn quần khiến người khác nhìn thấy không. Việc hay chảy máu từ búi trĩ cũng khiến người anh bị xanh xao, thiếu máu, giảm chất lượng làm việc.

{keywords}

Bệnh trĩ gây ra nhiều rắc rối khiến người bệnh mất tự tin

Theo nghiên cứu của Hội hậu môn, trực tràng Việt nam, tỷ lệ mắc trĩ ở Việt Nam là 35-50%. Bệnh tập trung ở thành phố công nghiệp và liên quan đến công việc. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ thường là những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động như: cán bộ văn phòng, lái xe, nam giới uống rượu, bia nhiều, người bị bệnh táo bón mạn tính.

PGS TS Mai Tất Tố, Đại học Dược Hà Nội cho biết: Bệnh trĩ tuy biểu hiện ở trực tràng - hậu môn nhưng nguyên nhân gây bệnh trĩ là do sự kết hợp giữa hai yêu tố bên ngoài và yếu tố bên trong gây ra. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng lên gây khó chịu, đau đớn, nhất là khi búi trĩ thò ra ngoài gây cọ sát khi vận động. Khi mắc trĩ nặng, do thành các tĩnh mạch giãn mỏng nên dễ gây thủng/rách tĩnh mạch khiến chảy máu nhiều. Ngoài ra, khi đi đại tiện, do phải rặn nhiều nên người bệnh thường bị nứt kẽ hậu môn, dễ bị bội nhiễm vi khuẩn từ phân và nước tiểu.

Trị trĩ từ thuốc y học cổ truyền

Nhiều thầy thuốc Đông y cho rằng: Tất cả các nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ đều tác động đến tỳ vị, tỳ vị hư yếu mới làm bệnh trĩ bùng phát. Vì vậy, để chữa trị và dự phòng tái phát bệnh trĩ, ngoài việc điều trị triệu chứng (làm teo các búi trĩ, chống táo bón, chống chảy máu…), phải tập trung vào điều trị gốc bệnh, đặc biệt là phải lấy việc bổ dưỡng tỳ vị làm chính.

PGS.TS Mai Tất Tố cho biết, Y học cổ truyền có bài thuốc bổ trung ích khí điều trị trĩ rất hiệu quả. Bản thân gia đình ông đã ứng dụng bài thuốc trên (có gia giảm) chữa cho nhiều người khỏi bệnh. Trong đó:

- Vị thuốc Hoàng kỳ có tác dụng bổ trung ích khí, thăng dương khí - là chủ dược của bài thuốc.

- Các vị thuốc Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Bạch truật, Đương quy, Cam thảo, Ý dĩ giúp bồi bổ tỳ vị, kích thích ăn uống, chữa vào gốc của bệnh, do đó điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh, ngăn ngừa trĩ tái phát.

- Các vị Hoàng kỳ, Thăng ma, Sài hồ có tác dụng thăng dương khí, tăng trương lực mạch máu, do đó làm co búi trĩ, co mạch máu, điều trị tình trạng mạch máu căng giãn quá mức.

- Liên tử dùng để cầm máu.

- Đương quy bổ huyết trong trường hợp chảy máu nhiều do trĩ

Ngoài ra, các vị thuốc trong bài bổ trung ích khí gia giảm còn có tác dụng nhuận tràng chống táo bón, ngăn ngừa yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ.

Để điều trị hiệu quả nhất bệnh trĩ, cần sử dụng ngay thuốc y học cổ truyền từ giai đoạn trĩ độ 1, 2 (tức là từ khi mới chỉ có biểu hiện chảy máu, đau rát, táo bón) Trường hợp người bệnh nặng đã phải phẫu thuật, sau phẫu thuật nên tiếp tục dùng thuốc y học cổ truyền trong ít nhất 3 tháng, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý... để ngăn ngừa trĩ tái phát.

{keywords}

Tottri là bài thuốc bổ trung ích khí gia giảm gia truyền của gia đình PGS.TS Mai Tất Tố - trường đại học Dược Hà nội chuyển giao cho Công ty Cổ phần TRAPHACO. Tottri kết hợp các vị thuốc có tác dụng bổ tỳ vị trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh và các vị thuốc điều trị dứt điểm triệu chứng bệnh trong đợt cấp tính.

Tottri có ưu điểm cầm máu, co búi trĩ nhanh, giảm đau rát, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa trĩ tái phát. Chỉ sau 7 - 10 ngày sử dụng, những triệu chứng trong đợt trĩ cấp được thuyên giảm rõ rệt. Sau phẫu thuật hoặc các đợt trĩ cấp, bệnh nhân nên điều trị thêm một đợt khoảng 3 tháng để ngăn ngừa trĩ tái phát.

Tottri đã được nghiên cứu trên thực nghiệm tại trường Đại học Dược Hà Nội và cho các kết quả rất tốt về tác dụng cầm máu, giảm đau và co búi trĩ.

Sử dụng Tottri cùng với một chế độ sinh hoạt hợp lý, bệnh trĩ sẽ không còn là nỗi lo của nhiều người.

Doãn Phong