- Bệnh đái dầm là hiện tượng phổ biến ở trẻ từ 1-5 tuổi, tuy nhiên ngày nay, nhiều người trưởng thành cũng phải đối mặt với vấn đề này. Khoảng 1% người lớn bị một vấn đề đái dầm, còn được gọi là đái dầm ban đêm. 


Bệnh “tiểu tiện không tự chủ” gây cảm giác tự ti, mặc cảm ở người lớn. Để điều trị và phòng tránh được căn bệnh này, chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh.

Phòng ngừa bệnh đái dầm ở người lớn

Tùy theo các nguyên nhân khác nhau mà có những phương pháp chữa trị chứng đái dầm ở người lớn phù hợp. Trước khi điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra về tiết niệu và thần kinh để tìm đúng nguyên nhân và hội chẩn phương án điều trị. Điều trị bệnh đái dầm cần thời gian và khắc phục những trở ngại về mặt tâm lý. Nhìn chung chứng đái dầm gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân và người thân. 

Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh đái dầm ở người lớn nhờ áp dụng các cách sau:

- Hạn chế uống nước trước khi ngủ.

- Luyện các bài tập về cơ xương chậu nhằm tăng khă năng kiểm soát tiểu tiện.

- Có chế độ ăn uống khoa học, lựa chọn các món tốt cho thận như: rau ngót (có tác dụng hoạt huyết, giảm độc, lợi tiểu), cháo bạch quả cật dê (điều trị chứng đái dầm)...

- Dùng thuốc làm giảm bài tiết nước tiểu trong đêm (chẳng hạn Minirin).

- Imipramin có tác dụng lên bàng quang để tiểu tiện chủ động, nhưng thuốc có rất nhiều tác dụng phụ.

- Điều trị đông y: Châm cứu, thôi miên.

- Chống nhiễm trùng đường niệu.

- Tập thể dục thường xuyên, tránh stress.

- Tránh các đồ uống và thực phẩm có caffeine vào buổi tối.

- Khuyến khích đi tiểu thường xuyên trong ngày.

Chứng đái dầm ở người lớn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây áp lực tâm lý, ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh. Vì vậy, người bị mắc chứng bệnh này cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời.

Phòng ngừa bệnh đái dầm ở trẻ em


{keywords}

- Liệu pháp nâng đỡ: trang bị kiến thức cho gia đình như đái dầm không phải do trẻ cố ý mà do trẻ không thể kiểm soát được cơ bàng quang khi ngủ. Động viên, thông cảm, tránh chê bai và đánh mắng trừng phạt trẻ. Tôn trọng, yêu thương làm cho trẻ cảm thấy tự tin, giảm lo lắng.

- Kết hợp với gia đình và nhà trường loại trừ các yếu tố tâm lý gây bệnh đái dầm.

- Hạn chế cho trẻ uống nước vào buổi tối.

- Cho trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ.

- Đánh thức trẻ dậy đi tiểu vào ban đêm với khoảng thời gian lùi dần về sáng. Chú ý là khi trẻ tỉnh ngủ hẳn mới cho trẻ đi tiểu. Nếu trẻ hay đái dầm vào một giờ xác định (ví dụ 2 giờ sáng) thì có thể đặt đồng hồ báo thức sớm hơn giờ đó (ví dụ 1 giờ 30 phút) để trẻ thức dậy đi đái.

- Cho trẻ tự theo dõi đái dầm của mình bằng vẽ tranh: Vẽ ông mặt trời khi không đái dầm, vẽ đám mây mưa khi bị đái dầm để trẻ tự thấy sự tiến bộ của mình.

- Yêu cầu trẻ tự dọn vệ sinh, thay ga giường, chiếu khi bị đái dầm với thái độ dịu dàng.

- Tập luyện bàng quang: Hướng dẫn trẻ chủ động nín giữ nước tiểu lâu hơn trong bàng quang, tập đái ngắt quãng.

- Khuyến khích khen thưởng, động viên kịp thời khi trẻ có tiến bộ, giảm đái dầm sau mỗi ngày, mỗi tuần.

Thái Thị Hậu