- Bệnh tay chân miệng đã xuất hiện ở hầu hết các địa phương của tỉnh Hòa Bình. Điều đáng lo ngại, ở một số vùng đã xuất hiện những ổ dịch lớn.

Người đàn ông đầu tiên mang thai trên thế giới và câu chuyện bí ẩn phía sau

Gần 60% người Việt lười ăn rau là nguyên nhân gây 2 ung thư phổ biến

Mấy ngày hôm nay, bà Nguyễn Thị Thi ở khu 1, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình) ăn không ngon, ngủ không yên vì đứa cháu ngoại mắc bệnh tay chân miệng. Tay của cháu bé mọc đầy nốt và khóc suốt khiến bà càng lo lắng. Đang là mùa thu hoạch cam, nhưng bà Thi vẫn phải ở nhà để chăm sóc cháu ngoại. "Tôi đã đưa cháu đi khám và bác sĩ có cho đơn thuốc, nhưng sau cả tuần cháu ấy vẫn chưa đỡ. Tôi lo lắm", bà Thi buồn rầu nói. 

Không riêng bà Thi, nhiều gia đình khác ở huyện Cao Phong cũng đang vô cùng lo lắng vì con, em của mình mắc bệnh tay chân miệng. Những năm trước đây, ở địa phương hầu như không có bệnh nhân này. Tuy nhiên, năm nay, bệnh tay chân miệng lại xuất hiện ở hầu hết các xã. 

{keywords}

Trẻ em mắc bệnh chân tay miệng ngày càng gia tăng tại Hòa Bình

Thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình, số ca bệnh tăng nhanh trong thời gian gần đây (tháng 9 ghi nhận 52 ca, tháng 10 ghi nhận 33 ca). Bệnh tay chân miệng đã xuất hiện ở 10/11 huyện, thành phố của tỉnh Hòa Bình. Trong đó, huyện Lạc Thủy 26 ca, huyện Cao Phong 24 ca, TP.Hòa Bình 16 ca, Yên Thủy 15 ca, Mai Châu 11 ca... Riêng huyện Cao Phong hiện có 4 ổ dịch tại các xã: Thung Nai, Yên Lập, Bình Thanh và Dũng Phong.

Theo ông Đinh Văn Vinh - Trạm trưởng Trạm y tế xã Bình Thanh cho biết, huyện Cao Phong, từ tháng 9 đến giữa tháng 10 năm nay, Trạm y tế xã ghi nhận có 3 trường hợp bị chân tay miệng đến khám và điều trị tại trạm. Hầu hết các cháu phát hiện bệnh ở nhà, đưa đến trạm khám, chữa. Gia đình cũng báo với nhà trường cho các cháu nghỉ học. Những ca bệnh này phát hiện ở những ổ dịch cũ từ năm trước.

"Sau khi có ca bệnh đầu tiên, chúng tôi báo với Trung tâm y tế huyện tiến hành xử lý dịch bằng hình thức rửa, khử trùng các đồ chơi, vật dụng của các cháu tại gia đình. Nhắc nhở các bậc phụ huynh chăm sóc điều trị theo hướng dẫn của nhân viên y tế", ông Vinh cho biết.

{keywords}

Để phòng bệnh chân tay miệng, cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ em

Bệnh tay chân miệng là do bị nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Hoàng Hà

2 bé trai miền Tây mắc chân tay miệng cấp độ 4 được cứu sống

2 bé trai miền Tây mắc chân tay miệng cấp độ 4 được cứu sống

Hai bé trai bị chân tay miệng cấp độ 4 biến chứng hô hấp, tim mạch chuyển viện từ Cà Mau và Cần Thơ lên TP.HCM được Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu kịp thời.

Chuyên gia điểm mặt dấu hiệu tay chân miệng trở nặng có thể khiến trẻ tử vong

Chuyên gia điểm mặt dấu hiệu tay chân miệng trở nặng có thể khiến trẻ tử vong

 VietNamNet sẽ có cuộc đối thoại với các chuyên gia về bệnh tay chân miệng cũng như tư vấn để phòng ngừa và tránh những biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ.

Bé trai đau đớn gào thét sau khi tắm nước lá chữa ngứa

Bé trai đau đớn gào thét sau khi tắm nước lá chữa ngứa

Bé trai bị lở loét khắp người, viêm da mủ đau đớn gào thét sau khi được bà tắm bằng nước lá chữa ngứa.