- Do thói quen sinh hoạt và ăn uống không điều độ, hợp lí. Khiến cho nhiều người mắc các bệnh về đường tiêu hóa, và căn bệnh thường gặp nhất chính là bệnh táo bón. Vậy khi người lớn bị táo bón thì nên sử dụng các loại thuốc nào để điều trị?

Bí quyết hay chống táo bón của người Nhật
‘Tuyệt chiêu’ từ Nhật Bản trị táo bón cho mẹ bầu

 

Các loại thuốc điều trị táo bón cho người lớn

Thuốc hút nước vào lòng ruột:

Do uống ít nước, mà nước lại được cơ thể hấp thu nên trong lòng ruột có rất ít nước khiến phân khô cứng, vón lại, khó thải ra và nếu cố rặn ra được thì sẽ thấy có máu (do làm rách hậu môn). Lúc này cần dùng các chất kéo nước vào lòng ruột, giữ nước tại đó, làm cho phân mềm nhão, ra dễ dàng mà không gây táo bón. Nhóm này có các loại như:

- Magie sulfat ngậm nước: Hút nước vào ruột, làm nhuận tràng. Dạng ngậm nước (MgSO4, 7H2O) có tinh thể hình lăng trụ, không màu, vị hơi chát đắng, mát, dễ mất nước trong không khí khô trở thành dạng khan (MgSO4), bột vụn.

- Sorbitol: Có tính lợi mật, tăng tiết mật, dẫn tới tăng ngấm nước vào chất chứa trong ruột, làm nhuận tràng. Không dùng cho người viêm đại tràng, tắc ruột, đau bụng chưa rõ lý do.

{keywords}

- Macrogol: Là một nhóm chất có phân tử lượng lớn, tên mỗi chất riêng có ghi kèm thêm số phân tử lượng (ví dụ macrogol-4000). Nó hút nước vào đường ruột, làm nhuận tràng. Thuốc forlax, mỗi gói chứa 10g macrogol-4000 dùng nhuận tràng.

 

Thuốc tăng thể tích phân:

Khi vào ruột, các chất này hút nước, trương nở, tăng thể tích phân ở trực tràng tạo ra sự kích thích tự nhiên, làm cho người bệnh muốn và đi ngoài dễ dàng. Nếu không uống kèm đủ nước, thuốc sẽ không có hiệu lực, không thể làm hết bệnh táo bón mà còn có thể gây ra tắc ruột. Nhóm này có các loại thuốc:

- Thạch (agar- agar): Dùng thạch hay rau câu (một loại chứa thạch) nấu với nước cho thạch hay rau câu trương nở hết, rồi ăn.

- Normacol: Là chất nhầy thiên nhiên có tính chất hút và giữ nước cao, dùng dưới dạng cốm (hộp 375g), khi dùng thuốc chú ý uống đủ nước. Không dùng cho người hẹp ống tiêu hóa, viêm đại tràng, tắc ruột.

 

Thuốc gây kích thích:

Dùng các chất gây kích thích, làm tăng nhu động ruột, tăng khả năng lưu thông thức ăn, không gây tắc nghẽn, loại bỏ triệu chứng táo bón.

Thuốc thường dùng: Bisacodyl: biệt dược: bisalaxyl (Việt Nam), contalax, ducolax (Pháp): gây kích thích làm tăng vận động kết tràng, tăng tiết nước, làm nhuận tràng. Dùng viên 5mg (uống) hay thuốc đạn (nhét hậu môn). Thuốc có thể gây rối loạn nhịp tim (xoắn đỉnh) khi dùng chung với một số thuốc tim mạch, huyết áp. Không được dùng cho trẻ em dưới sáu tuổi. Thận trọng với người ruột dễ bị kích thích (vì sẽ gây rối loạn tiêu hóa). Không dùng dạng viên uống cho người viêm đại tràng, tắc ruột.

 

Thuốc làm trơn phân: 

Dùng chất dầu khoáng (như dầu paraphin). Chất này sẽ bao lấy phân làm cho phân trơn dễ đi ngoài. Cũng có loại chứa glycerol (biệt dược: rectiofar) hay chứa docusat (biệt dược: norgalat) nhưng đều dùng dưới dạng thụt vào trực tràng, khó dùng ở nhà.

Khi bị táo bón cần tăng cường vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên, uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ. Khi đó thuốc mới phát huy tối đa tác dụng điều trị bệnh táo bón.

Dương Uyên (tổng hợp).