- Các bà mẹ thường mắc chứng trầm cảm sau sinh nở do nội tiết tố thay đổi, kinh nguyệt không ổn định... Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng lớn đến hành vi, sức khỏe của các bà mẹ. Có những trường hợp, các bà mẹ tự làm hại đến con mình khi mắc phải bệnh trầm cảm này. Để phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh hiệu quả nên làm gì? 


Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên trước và sau sinh

Thường xuyên tập thể dục với các môn thể thao phù hợp với sức khỏe như: đi bộ, tập yoga sẽ giúp các bà mẹ khi mang thai và sau sinh thoải mái tinh thần, thư giãn, ngủ ngon không bị stress, dễ sinh nở và tránh bị trầm cảm sau sinh.

Nhờ người giúp trông con sau sinh

Để phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh, chị em nên nhờ sự giúp đỡ của mẹ chồng hoặc mẹ đẻ, chồng thậm chí là người giúp việc có kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh để hỗ trợ bạn chăm con. 

Bởi vì, sau sinh các bà mẹ sẽ có vô vàn những công việc không tên đôi khi cần phải được giải quyết ngay một lúc như cho con bú, chuẩn bị sữa, nước tắm, giặt giũ,... khiến chị em bị mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi và rất dễ dẫn tới chứng bệnh trầm cảm.

{keywords}


Có chế độ ăn uống hợp lý

Phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh hiệu quả tiếp theo được các bác sĩ khuyên chị em phụ nữ nên chú ý là xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Cụ thể, bạn nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B6, B12, Axit folic, uống nhiều nước, tránh sử dụng rượu bia, cà phê, trà đặc...

Chuẩn bị tâm lý sinh nở thật tốt

Khi đã có những chuẩn bị tốt về tâm lý khi sinh nở thì bạn hoàn toàn có thể đối diện với tất cả những tình huống lúc sinh như: đau đớn, mệt mỏi mà không hề bị sốc, hoảng loạn. Chính điều này sẽ giúp bạn sinh con khỏe mạnh, phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh hiệu quả hơn.

Có chế độ kiêng khem hợp lý sau sinh

Tắm rửa sạch sẽ là cách giúp chị em sau sinh thư giãn, tránh stress và phòng bệnh trầm cảm. Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh kiêng nói nhiều, kiêng tắm gội càng tốt cho sau này về già không bị nói nhịu hay ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Tuy nhiên, nếu bạn quá kiêng khem quá mức như vậy sẽ khiến bạn khó chịu, bí bức trong người dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi và dẫn tới trầm cảm sau sinh.

Dành nhiều thời gian trò chuyện với con

Nói chuyện với con sẽ làm cho bạn cảm thấy thư giãn, quên đi mệt mỏi khi chăm con. Không những vậy, hành động này được lặp đi lặp lại hàng ngày giúp cho bạn và con có thêm sự gắn kết, tình cảm hơn và gắn bó hơn. Đặc biệt nó còn giúp cho bạn tránh được chứng bệnh trầm cảm sau khi sinh rất hiệu quả.

Hi vọng rằng, qua những cách phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh trên đây sẽ giúp chị em phụ nữ có thêm những phương pháp ngừa bệnh hiệu quả. Trong trường hợp chị em có biểu hiện của bệnh trầm cảm sau khi sinh như: mệt mỏi, chán nản, giận hờn vô cớ, bất lực, không muốn chăm con… thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Thái Thị Hậu