- Táo bón là bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mỗi người, từ chế độ sinh hoạt đến chế độ làm việc. nó gây nhiều bất tiện và khó khăn cho người bệnh. Chính vì thế cần phải biết nguyên nhân gây ra bệnh táo bón là gì để biết cách phòng tránh bệnh.
Chất xơ tự nhiên “thổi bay” chứng táo bón ở trẻ
Bí quyết hay chống táo bón của người Nhật
‘Tuyệt chiêu’ từ Nhật Bản trị táo bón cho mẹ bầu

 

Đào thải phân ở người bình thường

Đối với người bình thường thức ăn sau khi tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, xuống đại tràng. Phần lớn nước sẽ được hấp thu lại. Phân trở nên dẻo hơn và đi xuống đại tràng sigma rồi được chứa ở đó.

Khi khối lượng tăng lên khoảng 200-300g thì sẽ xuống trực tràng và kích thích niêm mạc trực tràng gây nên một phản xạ mót, rặn. Cơ nâng hậu môn co lại, cơ vòng hậu môn mở ra và đại tràng co bóp mạnh, đồng thời cơ hoành cùng các cơ thành bụng cũng co bóp mạnh làm tăng áp lực trong ổ bụng, tống cứ phân ra ngoài. Khi cơ chế này bị rối loạn sẽ sinh ra hiện tượng táo bón.

{keywords} 

Nguyên nhân gây nên táo bón

Có rất nhiều nguyên dẫn đến hiện tượng táo bón, trong đó có hai nguyên nhân cơ bản như sau:

Táo bón chức năng: loại này hay gặp nhưng không có tổn thương ở đại trực tràng và hậu môn. Và cũng được chia làm 2 loại rõ rệt:

Táo bón thời gian ngắn:

+ Thường do các bệnh toàn thân như sốt, nhiễm khuẩn, sau phẫu thuật.

+ Do dùng một số thuốc giảm nhu động ruột như thuốc phiện, thuốc an thần, sắt…

+ Do phản xạ: táo bón đi kèm các bệnh sỏi thận, sỏi mật, phù…

+ Táo bón trong nhiễm độc chì.

Táo bón mạn tính:

+ Do thói quen, do nghề nghiệp, ngồi nhiều, ít hoạt động. Phần nhiều do thói quen nhịn đi ngoài từ hồi còn bé hoặc làm việc ở nơi không tiện điều kiện đi ngoài. Lâu dần trực tràng sẽ mất dần phản xạ và áp lực không tống phân đều đặn nữa rất dễ gây bệnh táo bón.

+ Hội chứng ruột kích thích vào thời kỳ giảm nhu động ruột hoặc co thắt nhiều.

+ Do chế độ ăn uống ít, khẩu phần quá ít.

+ Do suy nhược thần kinh làm giảm trương lực cơ, giảm nhu động ruột hoặc do rối loạn tâm thần dẫn đến mất phản xạ đại tiện gây nên.

 

Táo bón do tổn thương thực thể:

– Do loét dạ dày, hành tá tràng, có tăng tiết acid.

– Do cản trở đường đi của phân trong các trường hợp u đại trực tràng hoặc u trong ổ bụng chèn ép đại trực tràng.

– Do các bệnh bẩm sinh của đại tràng như đại tràng dài, đại tràng to giữ phân lại đại tràng lâu và nhiều, bị tái hấp thu kiệt nước gây nên.

– Do viêm đại tràng mạn tính.

– Các bệnh mạch máu vùng hậu môn trực tràng như trĩ. . .

– Các trường hợp dính tắc sau mổ.

– Các u não, viêm não màng não, tăng áp lực nội sọ, tổn thương tuỷ sống cũng gây táo bón.

Để không bị ảnh hưởng bởi căn bệnh táo bón, không còn cảm giác khó chịu, mọi người hạn chế tối đa các nguyên nhân dẫn đến bệnh. Khi thực hiện tốt mọi chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt là bạn đang giảm thiểu được mức tối đa nguy cơ mắc bệnh táo bón.

Dương Thị Uyên