- Việc khám sản phụ khoa đối với phụ nữ chưa kết hôn là một điều khá tế nhị. Chỉ khi nào có những dấu hiệu bất thường như: ngứa âm đạo, âm đạo có mùi bất thường… chị em mới tá hỏa đi chữa. Chính vì tâm lí lo ngại, ngượng ngùng nên nhiều chị em đã chủ quan, dẫn tới mắc bệnh phụ khoa nặng. Điều đó là vô cùng nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến vô sinh sau này.

Cắn răng chịu đau chỉ vì ngại khám phụ khoa
Vợ đi khám thai gặp ngay chồng và nhân tình đi chữa bệnh

 

Dấu hiệu nên đi khám sản phụ khoa

Ngứa bộ phận sinh dục: Đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của những ai bị viêm nhiễm phụ khoa. Khi chị em có hiện tượng ngứa vùng kín cần đến cơ sở y tế hoặc các phòng khám chuyên khoa để khám và làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân.

{keywords}

Khí hư bất thường: Khi có dấu hiệu ra khí hư kèm mùi tanh, hôi; khí hư có màu vàng, xanh… chị em cần phải đi khám ngay.

Đau bụng dữ dội trong thời kì kinh nguyệt: Thông thường, trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ hay có dấu hiệu đau bụng nhưng cơn đau chấm dứt trong thời gian ngắn. Tuy nhiên ở một số chị em có thể bị đau bụng dữ dội và kéo dài. Theo các chuyên gia, đây là dấu hiệu của bệnh lý lạc nội mạc tử cung, lâu dần sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như vô sinh do viêm dính vùng tiểu khung.

 

Các bệnh phụ khoa thường gặp

Viêm âm đạo: Có khí hư trắng hay hơi vàng, có khi đặc như mủ, niêm mạc âm đạo hơi đỏ (viêm âm đạo do tạp khuẩn), ngứa nhiều vùng âm hộ trước, trong và sau khi có kinh. Nguyên nhân chủ yếu do kí sinh trùng nấm và vệ sinh không sạch sẽ.

Viêm lộ tuyến tử cung: khí hư có thể ra nhiều, có khi có lẫn máu, làm cho vùng kín luôn ẩm ướt gây tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín. Viêm lộ tuyến cổ tử cung mãn tính không được điều trị có thể gây ung thư cổ tử cung.

Viêm phần phụ: viêm cấp tính xuất hiện sốt, đau bụng, các cảm giác nặng nề ở bụng dưới. Viêm mãn tính dẫn đến suy nhược cơ thể, tinh thần mệt mỏi làm giảm năng suất lao động và giảm chất lượng cuộc sống. có thể gây tắc hai vòi tử cung và dẫn đến vô sinh.

U nang buồng trứng: Đau hoặc tức vùng bụng, hoặc cảm giác đầy bụng, đau mơ hồ ở vùng thắt lưng và đùi, đau khi giao hợp, tăng cân không rõ nguyên nhân, đau nhức ngực, buồn nôn hoặc nôn.

Đối với những người chưa từng quan hệ tình dục đừng mang tâm lý e ngại, sợ sệt khi đến những phòng khám, trái lại, nên khám phụ khoa thường xuyên ở các cơ sở y tế, tránh để viêm nhiễm nặng ảnh hưởng đến việc sinh đẻ sau này. Qua việc thăm khám phụ khoa, chị em sẽ được kiểm tra tổng thể cơ quan sinh dục ngoài (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trong (tử cung, vòi trứng và buồng trứng), tránh những trường hợp bị viêm nhiễm nhưng không biết hoặc không đi khám khi phát hiện ra đã quá muộn. Điều này sẽ gây biến chứng, khó sinh con sau này. Ngoài ra, các khối u tử cung và phần phụ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm.

Một số trường hợp do điều trị muộn hoặc không đúng cách sẽ khiến bệnh diễn biến nặng hơn gây viêm dính vòi trứng và dẫn đến vô sinh.

Khám sản phụ khoa với phụ nữ chưa kết hôn là một điều nên làm, bởi những căn bệnh phụ khoa sẽ không chừa bất kể một ai. Đi khám sẽ giúp chị em trở nên tự tin hơn và phòng tránh rủi ro bệnh tật cho bản thân mình.

Nguyễn Thu Hiền