Mỗi khi ăn xong Tiểu Đào đều phải ôm bụng chạy vào nhà vệ sinh 3- 4 lần. Nguyên nhân gây ra tình trạng này khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.

Không có tiền, anh trai chịu đau đớn nhường em phẫu thuật

10 thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh là sai lầm nhiều người đang mắc

Cô gái 20 tuổi bị bệnh viêm ruột

Nỗi khổ của táo bón mọi người đều trải qua, nhưng nỗi khổ của “viêm ruột” là gấp vô số lần. Tiểu Đào 20 tuổi (ở Đài Loan) là bệnh nhân viêm ruột mãn tính. Tùy vào triệu chứng tiến triển, tần số máu ở phân và tiêu chảy cũng tăng lên. Thường thường sau 1 bữa cơm, Tiểu Đào phải chạy ra nhà vệ sinh 3, 4 lần.

Đặc biệt, Tiểu Đào còn cho biết, mỗi lần đi ra ngoài cô phải mang theo một cái “bỉm” người lớn và một bộ quần áo để thay. Nhiều khi ở trong các bữa tiệc với bạn bè, vì triệu chứng bệnh phát ra rất nghiêm trọng, quần áo dự phòng cũng bẩn màu, vì không dám nói sự thật, nên cô chỉ có thể buồn bã cáo từ.

{keywords}

Tiểu Đào sau mỗi bữa ăn đều phải đi vệ sinh 3- 4 lần

Bác sĩ Weng Zhaoxuan, trưởng Khoa Nội của Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan cho biết, viêm ruột chủ yếu phân thành 2 loại: bệnh viêm loét ruột kết mạn tính và bệnh Crohn, tình trạng bệnh đều bao gồm đau bụng, tiêu chảy, đại tiện ra máu, sút cân,…

Các triệu chứng ban đầu của viêm ruột mạn rất dễ nhầm lẫn với nhiễm trùng đường ruột, khiến bệnh nhân hay chủ quan, nếu không tiếp nhận điều trị, đường ruột nhiều lần bị viêm, có thể dẫn đến hậu quả thủng ruột, ung thư. Những bệnh nhân này thường vì khó giải thích tình trạng của mình với mọi người, dẫn đến thường xuyên bị hiểu nhầm ở chỗ đông người, nơi làm việc.

Viêm ruột là bệnh gì?

Viêm ruột là tình trạng viêm xảy ra ở ruột. Viêm ruột là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nói chung ở ruột gây ra bởi cả vi khuẩn lẫn virus. Bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng mạn đều thuộc viêm ruột. Viêm ruột là một phần trong bệnh lý viêm đường tiêu hóa.

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm ruột là gì?

{keywords}

Viêm ruột không điều trị có thể dẫn đến ung thư

Những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của viêm ruột là: Sốt, buồn nôn, nôn, đau bụng bất thường, chán ăn, đi đại tiện ra máu, phân nhầy, tiêu chảy nặng và cấp tính.

Nếu bạn có các triệu chứng trên kéo dài 3, 4 ngày, sốt cao hơn 38 độ C, và có các dấu hiệu bị mất nước bao gồm khô miệng, mắt trũng, ít nước mắt, tiểu ít, nước tiểu đậm màu, mệt mỏi, có những chỗ mềm trên đỉnh đầu đối với trẻ sơ sinh, chóng mặt, đặc biệt là khi đứng lên thì cần phải đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

Nguyên nhân nào gây ra viêm ruột?

Có nhiều nguyên nhân gây viêm ruột. Nếu bạn bị viêm ruột do nhiễm khuẩn, nguyên nhân đầu tiên đó là do ngộ độc thức ăn. Khi bạn ăn uống thực phẩm bẩn có chứa vi khuẩn, những vi khuẩn này có thể đi vào cơ thể bạn và gây ra viêm ruột. Nhiều nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn thức ăn như xử lý thực phẩm không đúng cách, vệ sinh kém khi chế biến gia cầm và các loại thịt. Các loại thức ăn thường gây ngộ độc thực phẩm là thịt gia cầm sống và các loại thịt, sữa chưa tiệt trùng, sản phẩm chưa qua nấu chín.

{keywords}

Một nguyên chính dẫn đến viêm ruột là do lây nhiễm vi khuẩn từ thức ăn

Các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn ruột khác là do tiếp xúc với người hoặc động vật bị bệnh nhưng nguyên do này ít phổ biến hơn. Nguyên nhân khác gây viêm ruột là xạ trị. Không chỉ có tế bào ung thư mà còn có những tế bào khỏe mạnh có thể bị xạ trị tiêu diệt, bao gồm các tế bào ở miệng, dạ dày và tế bào ruột. Kết quả là viêm ruột do xạ trị sẽ xảy ra khi những tế bào ruột khỏe mạnh bị phóng xạ làm tổn thương dẫn đến viêm.

Biện pháp phòng ngừa viêm ruột

Rửa tay cẩn thận trước khi ăn, khi nấu ăn và sau khi đi vệ sinh. Tránh sử dụng các thức uống không hợp vệ sinh như nước từ dòng suối, nước giếng và nước chưa được đun sôi.

Khi ăn trứng hoặc thịt gia cầm, bạn chỉ nên dùng dụng cụ đã được vệ sinh sạch sẽ. Bạn nên ăn thực phẩm được nấu chín kỹ và dự trữ thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh. Hạn chế hút thuốc và uống rượu bia.

{keywords}

Viêm ruột nói chung hay tiêu chảy nói riêng có nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm trùng đường tiêu hóa. Do đó, bạn cần cẩn trọng khi lựa chọn thực phẩm, chế biến đúng quy cách và rửa tay trước khi ăn là biện pháp đơn giản nhất để phòng bệnh.

Khi bệnh xảy ra, bạn nên chú ý uống bổ sung đầy đủ các loại nước có chứa ion điện giải như nước khoáng hoặc dung dịch muối đường oresol. Nếu bệnh nhẹ, bạn nên ăn uống bình thường với thức ăn chín bảo đảm vệ sinh. Khi có bất cứ bất thường nào liên quan đến bệnh trở nặng như đề cập ở trên, bạn hãy liên lạc ngay với bác sĩ để kịp thời điều trị.

(Theo Khám phá)

Ăn dưa hấu để trong tủ lạnh không đúng cách phải cắt bỏ 70cm ruột

Ăn dưa hấu để trong tủ lạnh không đúng cách phải cắt bỏ 70cm ruột

Vì cất trữ dưa hấu trong tủ lạnh không đúng cách, ông Trương đã bị hoại tử phải cắt bỏ 70cm ruột.

Bé trai 5 ngày tuổi bị cắt 80cm ruột vì điều cha mẹ ít để ý

Bé trai 5 ngày tuổi bị cắt 80cm ruột vì điều cha mẹ ít để ý

Bé trai 5 ngày tuổi buộc phải cắt bỏ 80cm ruột do bị hoại tử, dù trước đó chỉ có triệu chứng nôn trớ nhiều.

Nữ y tá 29 tuổi phải cắt 1,2m ruột vì căn bệnh nhiều người mắc phải

Nữ y tá 29 tuổi phải cắt 1,2m ruột vì căn bệnh nhiều người mắc phải

Cô gái trẻ sống trong đau đớn nhiều năm và liên tiếp phải đi vệ sinh 30 lần/ngày. Cuối cùng cô buộc phải cắt ruột nếu không sẽ chết.