Tại sao làn sóng dịch Covid-19 lần thứ năm và lớn nhất của Nhật Bản kết thúc đột ngột sau sự gia tăng không ngừng của các ca nhiễm mới? Điều gì đã khiến Nhật Bản trở nên khác biệt so với các nước phát triển đang chứng kiến ​​sự bùng nổ số lượng bệnh nhân Covid-19?

Theo một nhóm các nhà nghiên cứu, câu trả lời gây bất ngờ có thể là biến thể Delta đã tự tuyệt chủng.

{keywords}

Khu Shibuya ở Tokyo (Nhật) vẫn luôn đông đúc. Ảnh: Reuters

Ba tháng sau khi biến thể Delta gây ra kỷ lục gần 26.000 ca mỗi ngày trên toàn quốc, dịch Covid-19 ở Nhật Bản đã giảm mạnh, dưới 200 ca/ngày trong những tuần gần đây. Ngày 7/11, không có ca tử vong nào - lần đầu tiên trong khoảng 15 tháng.

Các học giả chỉ ra nhiều khả năng khác nhau, bao gồm tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trong số các nước tiên tiến với 75,7% cư dân được tiêm chủng đầy đủ. Các biện pháp khác như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang hiện đã ăn sâu vào xã hội Nhật Bản.

Nhưng lý do chính có thể liên quan đến những thay đổi di truyền mà virus SARS-CoV-2 trải qua trong quá trình sinh sản, với tốc độ khoảng hai đột biến mỗi tháng. Theo Giáo sư Ituro Inoue, Viện Di truyền Quốc gia, biến thể Delta ở Nhật Bản đã tích lũy quá nhiều đột biến, phải vật lộn để sửa chữa các lỗi cuối cùng dẫn đến “tự hủy diệt”.

Các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều người ở châu Á có một loại enzyme phòng vệ gọi là APOBEC3A tấn công các virus RNA, bao gồm cả virus SARS-CoV-2.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu từ Viện Di truyền Quốc gia và Đại học Niigata đã bắt đầu khám phá cách thức protein APOBEC3A có thể ức chế hoạt động của virus SARS-CoV-2 hay không. Nhóm đã tiến hành phân tích dữ liệu của các biến thể Alpha và Delta từ các mẫu bệnh phẩm ở Nhật Bản từ tháng 6 đến tháng 10.

Mạng lưới biến thể Alpha, vốn là động lực chính cho làn sóng thứ tư của Nhật Bản từ tháng 3 đến tháng 6, có 5 nhóm chính với nhiều đột biến phân nhánh, khẳng định mức độ đa dạng di truyền cao.

Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng biến thể Delta, có khả năng lây lan cao hơn hai lần so với các biến thể trước đó và gây ra bệnh nặng hơn ở những người chưa được tiêm chủng, sẽ có sự đa dạng di truyền mạnh mẽ hơn nhiều.

Tuy nhiên, mạng lưới của Delta chỉ có hai nhóm chính và các đột biến dường như dừng lại ở giữa quá trình phát triển tiến hóa.

Giáo sư Inoue nói: “Chúng tôi thực sự sốc với những phát hiện này. Biến thể Delta ở Nhật Bản rất dễ lây lan và ngăn cản các biến thể khác. Nhưng khi các đột biến chồng lên nhau, chúng tôi tin cuối cùng Delta đã trở thành một loại virus bị lỗi và nó không thể tạo ra các bản sao của chính nó”.

“Chúng tôi nghĩ rằng tại một số thời điểm trong quá trình đột biến như vậy, Delta sẽ hướng thẳng đến sự tuyệt chủng tự nhiên".

Lý thuyết của Giáo sư Inoue, mặc dù khác biệt, nhưng giải thích cho sự biến mất bí ẩn của biến thể Delta lan rộng ở Nhật Bản. Trong khi phần lớn các quốc gia còn lại trên thế giới có tỷ lệ tiêm chủng cao tương tự đang phải hứng chịu những đợt nhiễm mới kỷ lục, Nhật Bản dường như là một trường hợp đặc biệt. Dịch Covid-19 đã giảm dù các chuyến tàu và nhà hàng đã đông đúc trở lại khi kết thúc tình trạng khẩn cấp.

“Nếu virus SARS-CoV-2 phát triển tốt, các ca bệnh chắc chắn sẽ tăng lên do đeo khẩu trang và tiêm chủng không ngăn ngừa được sự lây nhiễm đột phá trong một số trường hợp”, Giáo sư Inoue đánh giá.

An Yên (Theo Japan Times)

Lý do biến thể Delta có thể tự hủy diệt

Lý do biến thể Delta có thể tự hủy diệt

Các nhà khoa học lý giải hiện tượng biến thể Delta có thể đột biến dẫn tới tuyệt chủng ở Nhật Bản.

Châu lục tránh được thảm họa Covid-19 dù thiếu thốn đủ thứ

Châu lục tránh được thảm họa Covid-19 dù thiếu thốn đủ thứ

Số ca tử vong vì Covid-19 ở châu Phi chiếm 3% tổng số ca tử vong toàn cầu. Trong khi đó, tỷ lệ ở châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 46% và 29%.

Hãng dược Nhật Bản bắt đầu thử nghiệm vắc xin Covid-19 tại Việt Nam

Hãng dược Nhật Bản bắt đầu thử nghiệm vắc xin Covid-19 tại Việt Nam

Ông Isao Teshirogi, Giám đốc điều hành của hãng dược Nhật Bản Shionogi, cho biết, công ty này sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với vắc xin Covid-19 vào tháng này, chủ yếu ở Việt Nam và các nước châu Á khác.