Thông tin trên được bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) chia sẻ tại buổi làm việc với đoàn công tác do Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức chủ trì vào sáng 19/2.

{keywords}
Theo GĐ HCDC Nguyễn Trí Dũng, mỗi ngày TP.HCM xét nghiệm ngẫu nhiên 1.000 người đến TP


Tại buổi làm việc, bác sĩ Dũng cho biết, trong đợt dịch vừa qua, toàn bộ nhân viên, cán bộ HCDC cùng toàn ngành y tế và các lực lương khác đã chiến đấu hết mình để phòng, chống dịch.

“Ngay từ ngày 29/1, khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên, HCDC nhận định sẽ có đợt dịch lớn, do đó yêu cầu 100% cán bộ, nhân viên ở lại làm việc, không về quê đón tết (từ trường hợp bất khả kháng). Nhiều cán bộ, viên chức mua vé cũng phải hoàn vé để ở lại chống dịch”, bác sĩ Dũng chia sẻ.

Theo bác sĩ Dũng, với vai trò đầu tàu của cả hệ thống phòng, chống dịch, HCDC đã tham mưu cho ngành Y tế và lãnh đạo thành phố khoanh vùng, dập dịch, kiểm soát dịch chặt chẽ tại cửa ngõ vào TP. Tới giờ phút này, TP.HCM thực hiện gần 45.000 xét nghiệm giám sát trong cộng đồng.

Bác sĩ Dũng báo cáo, giai đoạn từ ngày 10/2 đến 10/3 xây dựng kế hoạch kiểm soát người về từ vùng dịch, xét nghiệm tầm soát nhóm người có nguy cơ. Qua đó, đã cách ly 168 người tới từ vùng dịch. 

Bên cạnh đó, tiếp tục xét nghiệm, đánh giá nhân viên bốc xếp sân bay Tân Sơn Nhất lần thứ 3. Về số lượng, cách ly 143 người trong tổ giám sát và bốc xếp hành lý của sân bay, may mắn đến nay chưa phát hiện trường hợp nào bị nhiễm trong nhóm này.

“Chứng tỏ chúng ta phát hiện sớm và kịp thời, ngăn chặn và cách đứt ổ dịch này”, bác sĩ Dũng nhấn mạnh.

Bác sĩ Dũng cũng cho biết, từ ngày 1/1 đến nay, TP.HCM có 700 người nhập cảnh. Tuy nhiên, chỉ hơn 200 người làm việc tại TP.HCM. Riêng số người còn lại TP cũng gửi thông tin về các tỉnh tiếp tục giám sát.

Tại cuộc họp, bác sĩ Dũng cũng đề xuất, hiện có người từ các tỉnh không phải vùng dịch đến TP.HCM có thực hiện khai báo y tế. Nhiều trường hợp sau khi khai báo cũng muốn được thực hiện xét nghiệm, nên việc xét nghiệm cần xã hội hóa, giúp tầm soát dịch rộng hơn.

Chủ động chống dịch, không ngồi chờ

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức yêu cầu HCDC và toàn ngành Y tế, các lực lượng khác không được chủ quan, lơ là và buông lỏng công tác chống dịch. 

{keywords}
Phó chủ tịch UBND TP.HCM

Theo ông Đức, TP vừa đón một cái Tết an lành và an toàn, trong đó có công sức đóng góp lớn của cán bộ, viên chức HCDC.

"Các anh chị em đã hy sinh đón tết, căng mình chiến đấu với dịch để TP được an toàn là điều hết sức đáng quý. Lãnh đạo TP và nhân dân sẽ rất trân trọng tinh thần này", ông Đức biểu dương cán bộ HCDC.

Tuy nhiên, ông Đức cũng cho rằng dịch Covid-19 vẫn còn có khả năng kéo dài và các tình huống xấu còn xảy ra. Với tư cách là nơi tiên phong, đi dầu chống dịch, HCDC phải luôn trực chiến, sẵn sàng cho mọi tình huống. Đồng thời, cũng phải tính đến việc tham mưu cho lãnh đạo TP thực hiện tốt mục tiêu kép, chống dịch cũng phải phát triển kinh tế.

Phó chủ tịch Dương Anh Đức, cho biết TP đã chỉ đạo và Sở Y tế cũng đã hoàn thiện các kịch bản khi TP có từ 50-100 ca bệnh, hoặc từ 200 ca bệnh trở lên. Theo ông Đức, đây là các biện pháp để chủ động chống dịch, không bị động khi các tình huống xảy ra. 

Ông Đức cũng cho biết, thời gian vừa qua TP cũng đã thay đổi phương thức chống dịch, chủ động chống dịch, không ngồi chờ, không đuổi theo dịch. Việc này thể hiện khi HCDC và ngành Y tế mở rộng tầm soát, xét nghiệm  không chỉ các đối tượng từ vùng dịch tới mà còn lấy mẫu ngẫu nhiên tại các cửa ngõ như sân bay, bến xe, nhà ga...

Bộ trưởng Y tế: Dịch Covid-19 không thể kết thúc trong năm nay

Bộ trưởng Y tế: Dịch Covid-19 không thể kết thúc trong năm nay

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định, dịch Covid-19 không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm nay. Ông cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố cần chuẩn bị ngay 3 kịch bản ứng phó với dịch.

Hồ Văn-Liên Anh