Trish Jackson -  người có mẹ từng sử dụng Thalidomide khi mang thai đã phải sống 50 năm với sự đau đớn và phải tự sinh hoạt hằng ngày bằng chân và miệng.

Tôi đã có thể trở thành một kẻ bỏ đi vì lòng thù hận và nỗi đau đớn về thể xác lẫn tinh thần, nhưng tôi đã chọn một cuộc sống khác, có ích hơn và tốt hơn”. - Đó là lời chia sẻ của cô Trish Jackson, một trong số hơn 100.000 nạn nhân của công ty dược phẩm Gruenenthal - Đức, người đã chịu ảnh hưởng của thuốc Thalidomide trong suốt hơn 50 năm cuộc đời. 

Sinh ra với một cơ thể không lành lặn

Sinh ra và lớn lên ở Townsville, do chịu ảnh hưởng của Thalidomide nên ngay khi ra đời bé gái Trish Jackson đã không có tay. Cơ thể Trish bị biến dạng tới mức các bác sĩ phải giấu cô đi 3 ngày vì sợ người mẹ sẽ không chịu nổi khi nhìn thấy. Không chỉ bị dị tật tứ chi, Trish còn phải trải qua hàng chục ca phẫu thuật tim và chịu đựng những cơn đau dây thần kinh liên tục từ khi còn bé.

{keywords}

Cô Trish Jackson - một trong những nạn nhân của bê bối Thalidomide 50 năm về trước

Không có tay, Trish không thể có cuộc sống bình thường như những người khác nhưng cô đã từ chối sự giúp đỡ của máy móc và tự làm những việc sinh hoạt cá nhân bằng chân và miệng. Khi mới bắt đầu, mọi chuyện dường như rất khó khăn nhưng nhờ sự kiên trì và nỗ lực luyện tập mỗi ngày, Trish thành thạo những hoạt động cơ bản mà không cần sự giúp đỡ của ai khác.

Hiện tại, Trish là một người được cả thế giới ngưỡng mộ khi vượt lên số phận trở thành một người vợ, người mẹ, một nhiếp ảnh gia đầy đam mê và một diễn giả vì cộng đồng. Sự cố gắng không mệt mỏi của cô trong nhiều năm đã được công nhận.

{keywords}

Trish tự làm mọi chuyện bằng chân và miệng

Chia sẻ với báo chí Trish cho biết, khó khăn lớn nhất cô gặp phải không đến từ đôi tay dị tật mà chính là bởi ánh mắt kỳ thị của những người xung quanh. “Khi còn học ở trường, tôi luôn bị bắt nạt và bị những bạn xấu xúc phạm. Ngay khi bước chân ra khỏi nhà, tôi lập lức phải đối mặt với những ánh mắt, những lời nói miệt thị cơ thể khiếm khuyết. Khoảng thời gian đó thật kinh khủng”. Trish nhớ lại.

 Luôn mỉm cười trước nỗi đau

Khó khăn chồng chất nhưng Trish Jackson chưa bao giờ chọn cách từ bỏ. Thay vì oán hận và chạy trốn khỏi cuộc sống, Trish quyết định dành hết thời gian của mình để làm tình nguyện, tiếp xúc, nói chuyện với những người trẻ tuổi, tạo cảm hứng và niềm tin cho họ với cuộc sống.

"Khi một người bạn yêu cầu tôi nói chuyện với học sinh của cô ấy, tôi nghĩ đây là cơ hội của tôi để cho các bạn trẻ thấy rằng bạn không nên nhìn và đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Hãy nhìn và đánh giá người khác qua những gì họ làm, những thành quả họ đạt được. Mọi người sẽ thật tuyệt vời và bạn sẽ có một cuộc sống tuyệt vời nếu như bạn có thái độ đúng đắn”. Cô nói. 

{keywords}

Cô quyết định gạt bỏ oán hận và trở thành người truyền cảm hứng trong cuộc sống

Bắt đầu từ đó, Trish đã đến và nói chuyện ở hơn 50 trường học tại Queensland mỗi năm, truyền tải những thông điệp tích cực cho trẻ em, thanh thiếu niên về kỹ năng sống, cách tiếp nhận và đối mặt với những khó khăn. Hàng nghìn đứa trẻ đã gặp và được cô truyền cảm hứng trong suốt nhiều năm qua đồng nghĩa với việc cái tên Trish Jackon được cả thế giới biết đến và công nhận.

“Tôi có thể trở thành một con người luôn oán hận chính bản thân mình và những người đã khiến tôi phải chịu đau đớn. Nhưng tôi đã chọn một cuộc sống khác, có ích hơn và tốt hơn” - Trish cười nói.

{keywords}

Các học sinh đang cố gắng vẽ bằng chân sau buổi nói chuyện với Trish

Lời xin lỗi muộn màng sau 50 năm từ công ty dược

Câu chuyện của Trish Jackson chỉ là một phần nhỏ trong rất nhiều những câu chuyện của những nạn nhân chịu ảnh hưởng của Thalidomide - một loại thuốc chống nghén của công ty dược phẩm Gruenenthal - Đức thời bấy giờ.

Công ty sáng chế ra Thalidomide đã tuyên bố sản phẩm này an toàn, rằng những ảnh hưởng xấu của thuốc sẽ không thể vượt qua được lớp nhau thai chắc chắn của sản phụ. Tuy nhiên, khi đưa ra sử dụng hàng ngàn trẻ sơ sinh, trong đó có Trish Jackson đã chết và chịu những dị tật bẩm sinh suốt đời. Tuy chấp nhận thu hồi sản phẩm nhưng khi đó công ty dược Gruenenthal chưa một lần đưa lời xin lỗi.

{keywords}

Trish chỉ là một trong hàng trăm ngàn nạn nhân của Thalidomide năm đó

Sau này, sau hơn nửa thập kỷ, lời xin lỗi muộn màng mới được chuyển đến các nạn nhân vô tội. Tuy nhiên, động thái này của Gruenenthal lại khiến cho nhiều người phẫn nộ.

“Chúng tôi không chấp nhận lời xin lỗi đó, sau 50 năm, họ mới dám lên tiếng nhận trách nhiệm và đòi hỏi chúng tôi phải tha thứ sao? Hàng ngàn đứa trẻ hồi đó đã mãi mãi không được sinh ra hoặc phải chịu những tổn thương suốt đời. Một lời xin lỗi chẳng bao giờ là đủ”. Một trong những nạn nhân của công ty dược phẩm này lên tiếng chỉ trích.

Dù rằng nguyên nhân gây dị tật của Thalidomide đã được làm sáng tỏ tuy nhiên nỗi đau của hơn 100.000 nạn nhân trên khắp thế giới vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai.

An An (Dịch từ ABC)

Giải đáp bí ẩn viên thuốc khiến hàng ngàn trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh

Giải đáp bí ẩn viên thuốc khiến hàng ngàn trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh

Vụ bê bối xảy ra cách đây gần 50 năm, với hàng ngàn nạn nhân bị ảnh hưởng, bị dị tật do tác dụng phụ của loại thuốc trị “bá bệnh” này cuối cùng cũng được tìm ra nguyên nhân.  

Bà bầu dính thủy đậu, bào thai có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh

Bà bầu dính thủy đậu, bào thai có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh

 "Bạn đang có thai, chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu, và bạn có phơi nhiễm với bệnh... thì thai nhi của bạn có thể có nguy cơ dị tật bẩm sinh. Đi khám bác sĩ ngay, không được chậm trễ

Dị tật ở “cậu nhỏ”

Dị tật ở “cậu nhỏ”

Một số bạn trai, đặc biệt là những bạn đang ở độ tuổi mới lớn, thường hay băn khoăn về hình dạng và kích thước “cậu nhỏ” của mình.