Chương trình “Phòng ngừa và Quản lý Đái tháo đường thai kỳ” do Bộ Y tế và công ty Abbott hợp tác triển khai nhằm phổ biến sâu rộng kiến thức về đái tháo đường thai kỳ, góp phần phòng chống các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam. 

Giúp thai phụ có một thai kỳ khỏe mạnh

Theo thống kê của Hiệp hội Sản phụ khoa thế giới năm 2015, tỷ lệ mắc ĐTĐ TK đã chiếm khoảng 16% trên tổng số thai phụ.PGS.TS.BS. Nguyễn Huỳnh Khánh Trang - Trưởng Bộ môn sản Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - Trưởng khoa sản bệnh viện Hùng Vương cho biết, trong vòng 10 năm gần đây, tỷ lệ mắc ĐTĐ trong dân số chung tại Việt Nam đã tăng 211% (so với mức tăng của thế giới là 70%).

Tại bệnh viện phụ sản Hùng Vương, khảo sát thực hiện trong 4 năm từ 2014 đến 2017 cho thấy, tỷ lệ thai phụ mắc ĐTĐ TK luôn ở vào khoảng 18-25%, tức trung bình cứ 5 thai phụ sẽ có 1 người mắc ĐTĐTK. Con số này cũng tương ứng với các kết quả khảo sát khác của Bộ Y tế, tại những bệnh viện phụ sản khác.

{keywords}
Hội thảo “Phổ biến hướng dẫn quốc gia về ĐTĐTK” được tổ chức tại Hà Nội, Đà  Nẵng và TP.HCM

ĐTĐTK có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không được kiểm soát tốt. Cụ thể như ĐTĐTK khiến mẹ bầu phải đối mặt với những nguy cơ như đa ối, sảy thai, sinh non, tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, sinh khó, sang chấn và băng huyết sau sinh, rối loạn đường huyết dẫn tới hôn mê…Tuy nhiên, điều đáng nói là thai phụ thường xem nhẹ bệnh này, chưa quan quan tâm đúng mức. Hoặc một số người lại lo lắng quá mức nhưng lại chưa biết cách điều chỉnh và xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp để kiểm soát đường huyết, đề phòng các biến chứng cho mẹ và em bé.

Bên cạnh đó, việc sàng lọc và chẩn đoán ĐTĐ TK cũng còn nhiều khó khăn, do chưa có các hướng dẫn thống nhất trên toàn quốc và các tài liệu tập huấn chưa được chuẩn hóa. Trước thực trạng này, Bộ Y tế và Abbott đã ký kết hợp tác chiến lược và triển khai các dự án cụ thể, nhằm dự phòng và kiểm soát ĐTĐTK. Một trong số đó, chính là việc xây dựng và phổ biến Hướng dẫn Quốc gia đầu tiên về “Phòng ngừa và Kiểm soát ĐTĐTK”.

Tài liệu Hướng dẫn Quốc gia này đã được hoàn thành và chính thức được ra mắt trong tháng 10 vừa qua. Ông Nguyễn Đức Vinh - Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, các bước tiếp theo của chương trình sẽ là triển khai sâu rộng Hướng dẫn Quốc gia đến từng địa phương, giúp nâng cao kiến thức và hiệu quả của đội ngũ nhân viên y tế địa phương, từ đó phát triển chương trình sàng lọc và chẩn đoán được chuẩn hóa, giáo dục bệnh nhân và cộng đồng về cách thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn uống cho những người mắc ĐTĐTK…

{keywords}
Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo

 Hợp tác chiến lược lâu dài giữa Abbott và Bộ Y tế

Có thể nói, việc hoàn thành và chính thức triển khai Hướng dẫn Quốc gia về Phòng ngừa và Kiểm soát ĐTĐTK là thành quả bước đầu của chương trình hợp tác giữa Abbott và Bộ Y tế. Với hướng dẫn này, tỷ lệ khoảng 20% thai phụ mắc ĐTĐTK tại Việt Nam có hi vọng sẽ kiểm soát tốt tình trạng của mình, tránh được những biến chứng cho bản thân và cho em bé. Đội ngũ nhân viên y tế tại các tỉnh thành, địa phương cũng sẽ có được những hướng dẫn chuẩn xác để hỗ trợ tốt nhất cho thai phụ nhằm phòng ngừa và kiểm soát ĐTĐ TK.

Cùng với Hướng dẫn Quốc gia vừa cho ra mắt và các hoạt động tiếp theo, dự án quan trọng này đánh dấu bước tiến mới trong quan hợp tác chiến lược giữa Bộ Y tế và Abbott, hướng tới việc cải thiện vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân, xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh, với chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao.

Chia sẻ tại Hội thảo phổ biến Hướng dẫn Quốc gia về Dự phòng và Kiểm soát ĐTĐTK được tổ chức tháng 10 vừa qua, đại diện Bộ Y tế cho biết tài liệu đã được thực hiện trong khoảng thời gian rất nhanh chóng, cho thấy sự hợp tác hiệu quả giữa Bộ Y tế và Abbott. Khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế và các đơn vị tâm huyết với việc chăm sóc sức khỏe người Việt Nam như Abbott, người dân Việt Nam sẽ được hưởng những lợi ích thiết thực, bắt đầu từ cam kết xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh hơn, sống trọn vẹn hơn với nền tảng sức khỏe tối ưu.

Được biết, trước Hướng dẫn Quốc gia về “Phòng ngừa và kiểm soát ĐTĐ TK”, Abbott và Bộ Y tế cũng đã có một số dự án hợp tác mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân Việt Nam, cụ thể là nhóm đối tượng phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ. Nổi bật trong số đó là dự án Cải thiện dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú, với việc Abbott hợp tác với Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế biên soạn Hướng dẫn Quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.

Thuận An