Khi trẻ tăng trưởng kém như nhẹ cân, thấp còi, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh, bố mẹ nên theo dõi chế độ dinh dưỡng và tìm đến chuyên gia để được tư vấn về giải pháp can thiệp về dinh dưỡng nếu cần thiết.

Mất cân bằng dinh dưỡng gây trở ngại cho sự tăng trưởng

Các bằng chứng khoa học cho thấy quá trình phát triển trong những năm đầu đời tạo nền tảng quyết định chất lượng sức khỏe, khả năng học tập và hành vi suốt cuộc đời của trẻ. Tuy nhiên, sự tăng trưởng thể chất và trí tuệ của trẻ đều có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: chế độ dinh dưỡng thiếu hụt; trẻ kém ăn, biếng ăn; trẻ bệnh thường xuyên.

Đặc biệt, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của một chế độ ăn đa dạng, đầy đủ các nhóm thực phẩm vì mỗi loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau mà cơ thể trẻ cần để phát triển và hoạt động bình thường. Trẻ tiêu thụ hạn chế các nhóm thức ăn có thể có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, gặp các vấn đề về tăng trưởng và cần được can thiệp dinh dưỡng kịp thời theo hướng dẫn của chuyên gia.

{keywords}

Tại hội thảo “Giải pháp dinh dưỡng đã được nghiên cứu lâm sàng giúp tăng trưởng khỏe mạnh và ăn uống đa dạng ở trẻ em có trở ngại về tăng trưởng” tổ chức mới đây tại Hà Nội với sự tham dự của các chuyên gia nhi khoa và dinh dưỡng trong và ngoài nước, PGS. Marion Margaret AW, khoa Nhi, đại học Quốc gia Singapore, cho biết: “Chế độ ăn uống đa dạng và cân đối rất quan trọng vì việc tiêu thụ nhiều loại thực phẩm phong phú cung cấp các vitamin, khoáng chất thiết yếu và những chất dinh dưỡng khác mà trẻ cần để phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh”.

Lợi ích của bổ sung dinh dưỡng đường uống

Có một số phương pháp can thiệp dinh dưỡng được sử dụng bao gồm tư vấn chế độ ăn uống, tăng cường lựa chọn thực phẩm lành mạnh trong gia đình cũng như bổ sung dinh dưỡng đường uống.

“Đối với trẻ tăng trưởng kém, can thiệp kết hợp với tư vấn dinh dưỡng và bổ sung dinh dưỡng đường uống rất hữu ích để thúc đẩy bắt kịp tăng trưởng. Bổ sung dinh dưỡng đường uống cũng có thể được sử dụng như phụ trợ để duy trì tăng trưởng dài hạn ở trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng và trẻ suy dinh dưỡng”, PGS Marion Margaret AW cho biết.

{keywords}

PGS. Marion Margaret AW, khoa Nhi, đại học Quốc gia Singapore

Tại hội thảo nói trên, các chuyên gia cũng đã công bố những kết quả quan trọng của nghiên cứu lâm sàng: “Tác động của bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống lâu dài lên đáp ứng dinh dưỡng, chỉ số đa dạng thức ăn, tình trạng sức khỏe và sự tăng trưởng dài hạn ở trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng”.

Đây là một nghiên cứu với 48 tuần can thiệp dinh dưỡng cho trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng trong độ tuổi 36 - 48 tháng. Trẻ được cung cấp 450 kcal dinh dưỡng bổ sung bằng đường uống mỗi ngày và ăn theo bữa ăn được tư vấn. Các tư vấn dinh dưỡng cho cha mẹ trẻ bao gồm hướng dẫn về các nhóm thực phẩm, khẩu phần ăn phù hợp, hạn chế thực phẩm có lượng đường cao cũng như cách tiến hành bữa ăn hợp lý.

Dinh dưỡng bổ sung sử dụng trong nghiên cứu là PediaSure, một sản phẩm do Abbott Nutrition nghiên cứu và sản xuất.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy trẻ bắt kịp đà tăng trưởng sau 9 tuần đầu can thiệp và sau 16 tuần, chỉ số đa dạng thức ăn của trẻ tăng và số ngày bệnh giảm. Hơn nữa, việc can thiệp dinh dưỡng này còn làm tăng tiêu thụ các loại thức ăn đa dạng hơn, bao gồm hoa quả, rau và các thức ăn giàu protein.

Kết quả của nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí Khoa học Dinh dưỡng (Journal of Nutrition Science), một tạp chí lớn và uy tín của cộng đồng khoa học châu Âu. Tại Việt Nam, đến nay PediaSure là sản phẩm duy nhất có nghiên cứu lâm sàng được công bố trên tạp chí uy tín thế giới này.

Theo TS. Li Fei, bộ phận Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm châu Á Thái Bình Dương, Abbott Nutrition: “Bổ sung dinh dưỡng đường uống kéo dài, như sử dụng PediaSure, giúp tăng đa dạng thức ăn, lấp đầy các khoảng trống dinh dưỡng và cải thiện tình trạng dinh dưỡng chung. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ tăng tiêu thụ năng lượng và các dưỡng chất chủ yếu để tăng trưởng vốn được biết là thiếu ở nhiều trẻ em châu Á, như canxi, sắt, vitamin A và C. Trong khi đó, sử dụng PediaSure kéo dài không làm tăng cân quá mức và không ảnh hưởng tới tiêu thụ các nhóm thực phẩm hàng ngày”.

Ngân Hà