Sau nhiều tháng đồn đoán về một loại vũ khí mới do Nga và Ấn Độ hợp tác chế tạo, cuối cùng, loại tên lửa đạn đạo siêu thanh BrahMos cuối cùng cũng ra đời phiên bản phóng trên không.

Phiên bản tên lửa đạn đạo siêu thanh BrahMos lắp cho máy bay chiến đấu
Nga và Ấn Độ đã công khai về bản thỏa thuận chung về loại vũ khí này cùng với các kế hoạch phóng thử trong vòng 6 tháng.

Trước chuyến công du của ông Putin tới Ấn Độ hôm thứ Hai vừa qua, hai bên đã ký một thỏa thuận phát triển và lắp đặt 216 tên lửa đạn đạo BrahMos hai gian đoạn với nhiều biến thể khác nhau trên 45 phi cơ chiến đấu.

Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, thỏa thuận này được ký giữa hãng BrahMos Aerospace, hãng sản xuất vũ khí khổng lồ của Nga là Rosoboronexport và Văn phòng Thiết kế Sukhoi.

Tên gọi BrahMos là sự kết hợp giữa các chữ cái của hai dòng sông lớn chảy qua Ấn Độ là Brahmaputra và sông Moskva ở Nga. Việc lắp đặt BrahMos trên các máy bay Su-30 sẽ cần thêm điều chỉnh ở thân máy bay.

Tên lửa BrahMos phóng trên tàu chiến
Hồi năm 2012, ý tưởng về việc lắp đặt các tên lửa BrahMos trên máy bay Su-30MKI đã được hình thành khi Nga tuyên bố rằng có khoảng 40-100 máy bay sẽ được trang bị các tên lửa đạn đạo siêu thanh trong chương trình nâng cấp chiếc “Super 30”.

Nếu việc kết hợp này thành công, tên lửa BrahMos phóng trên không sẽ mang lại cho Không quân Ấn Độ tiềm lực tấn công từ xa mạnh hơn. Với tầm bắn khoảng 290km, loại tên lửa dẫn đường này có thể mang theo đầu đạn thông thường nặng 300kg và đạt tốc độ Mach 2,8.

BrahMos thuộc dòng tên lửa dẫn đường nhưng không cần dẫn đường thêm sau khi đã phóng, và có thể bắn trúng mục tiêu mà bệ phóng không cần đặt trùng tầm ngắm với mục tiêu. 

Một phiên bản BrahMos khác cũng đang được phát triển để lắp đặt cho tàu ngầm.

Ấn Độ hiện nay là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, trong đó New Delhi nhập khẩu tới 60-70% vũ khí của Nga. New Delhi dự định chi tới 100 tỉ USD trong thập kỷ tới để nâng cấp kho vũ khí của mình.

Mô hình tác chiến của Ấn Độ với tên lửa BrahMos

  • Lê Thu (theo Diplomat)