Pakistan vừa phóng thử thành công hệ thống tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, ngay sau khi Ấn Độ từ chối hòa đàm với Islamabad và ký hợp đồng trị giá hàng tỉ USD mua các vũ khí Nga, kể cả "rồng lửa" S-400.

Vì sao Đại sứ Mỹ tại LHQ đột ngột từ chức?

Ông Trump dọa giáng tiếp đòn thuế vào Trung Quốc

Vì sao ông Trump 'nghèo' đi sau khi đắc cử tổng thống?

Bộ Chỉ huy các lực lượng Lục quân chiến lược (ASFC) của Pakistan đã tiến hành vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo Ghauri hồi đầu tuần này. Hệ thống tên lửa mới của Islamabad có khả năng bắn cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân, ở khoảng cách xa tới 1.300km.

{keywords}
Tên lửa đạn đạo Ghauri của Pakistan có thể bắn cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân. Ảnh: Các lực lượng vũ trang Pakistan

Tổng thống Pakistan Arif Alvi và Thủ tướng nước này Imran Khan đều lên tiếng ca ngợi vụ thử nghiệm. "Sự kiện sẽ củng cố khả năng hạt nhân của Pakistan, hướng tới hòa bình và sự ổn định thông qua một chế độ răn đe đáng tin cậy", trích tuyên bố của nhà chức trách Pakistan.

Theo báo RT, động thái mới của Pakistan diễn ra vài tuần sau khi Ấn Độ quay ngoắt 180 độ, từ chối gặp đại diện nước này để thảo luận về những cách thức bảo đảm hòa bình và sự ổn định trong khu vực.

New Delhi ban đầu đã chấp nhận lời mời của Thủ tướng Pakistan Khan, nhưng sau đó rút lại quyết định vì vụ giết hại dã man 3 cảnh sát trong tay những phần tử nổi dậy Pakistan hồi đầu tháng này, như cáo buộc của Ngoại trưởng Ấn Độ. Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng trích dẫn việc Pakistan phát hành tem bưu chính "tôn vinh chủ nghĩa khủng bố" là một nguyên nhân nữa dẫn đến việc New Delhi từ chối hòa đàm.

Vụ Pakistan thử tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cũng tiếp sau việc Ấn Độ ký một hợp đồng lên tới 5,4 tỉ USD mua hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân S-400 của Nga. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trực tiếp ký hợp đồng này khi hai ông gặp nhau cuối tuần trước ở New Delhi.

Các nhà phân tích nhận định, Ấn Độ chắc chắn sẽ cảm thấy bất an trước việc Pakistan thử tên lửa hạt nhân. Nước láng giềng và cũng là đối thủ truyền thống của họ hiện đã trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ 5 trên thế giới.

Thực tế, theo kết quả một nghiên cứu mới của Dự án thông tin hạt nhân thuộc quyền quản lý của Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, khả năng hạt nhân của Pakistan đã trở thành "mối quan ngại lớn" đối với Mỹ và những quốc gia khác. Pakistan hiện được tin sẽ tăng số đầu đạn hạt nhân nắm giữ tới con số 220 - 250 đầu đạn vào năm 2025.

Tuấn Anh

Ấn Độ 'phớt' Mỹ, chi hàng tỷ đô mua S-400 của Nga

Ấn Độ 'phớt' Mỹ, chi hàng tỷ đô mua S-400 của Nga

Ấn Độ vừa thông qua hợp đồng 5,43 tỷ USD mua các hệ thống phòng thủ S-400 Triumph của Nga, bất chấp đe dọa trừng phạt của Mỹ.

Nga không cho Syria điều khiển "rồng lửa" S-300

Nga không cho Syria điều khiển "rồng lửa" S-300

Một trang tin Syria cho hay, Nga đã chuyển giao "rồng lửa" S-300 cho nước này, nhưng hiện không cho phép người Syria điều khiển hệ thống.

Nga tiết lộ cảnh vận chuyển 'rồng lửa' S-300 sang Syria

Nga tiết lộ cảnh vận chuyển 'rồng lửa' S-300 sang Syria

Kênh truyền hình của Bộ Quốc phòng Nga vừa cho đăng tải một video mới, ghi lại cảnh vận chuyển "rồng lửa" S-300 của nước này cho quân đội Syria.

Nga tố Mỹ 'trộm' công nghệ chế "rồng lửa" S-300

Nga tố Mỹ 'trộm' công nghệ chế "rồng lửa" S-300

Một chuyên gia vũ khí hàng đầu của Nga bất ngờ lên tiếng tố cáo Mỹ đã đánh cắp công nghệ chế tạo hệ thống phòng thủ tên lửa S-300, mệnh danh "rồng lửa" của Moscow.

Xem 'rồng lửa' Nga khai hỏa trong cuộc tập trận lớn chưa từng có

Xem 'rồng lửa' Nga khai hỏa trong cuộc tập trận lớn chưa từng có

Hệ thống tên lửa phòng không S-300, S-400 của Nga được đặt ở chế độ chiến đấu để thực hành tấn công các mục tiêu trong cuộc tập trận có quy mô lớn nhất mà Moscow tổ chức kể từ những năm 1980 đến nay.

Nga âm thầm chế "siêu rồng lửa" hạ đo ván mọi tiêm kích Mỹ

Nga âm thầm chế "siêu rồng lửa" hạ đo ván mọi tiêm kích Mỹ

Tình báo phương Tây quả quyết, Nga đã bắt đầu sản xuất hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa mạnh nhất từ trước tới nay, mệnh danh "siêu rồng lửa" S-500.