Trong bài viết được báo Nikkei Asia đăng tải ngày 4/3, nhà báo nổi tiếng William Pesek (ở Nhật Bản) đã có những phân tích sâu sắc về sự cạnh tranh của Mỹ trong 4 năm vừa qua và 4 năm tới đây trước Trung Quốc.

{keywords}
Ảnh: FT

William Pesek cho rằng, khi Chủ tịch Tập Cận Bình vạch ra kế hoạch 5 năm mới nhất của Trung Quốc nhằm thống trị nền kinh tế toàn cầu, ông sẽ không quên 4 năm qua về thuế quan, các lệnh cấm doanh nghiệp và cả những dòng tweet gắt gao từ Nhà Trắng. Nhưng, quan trọng hơn đối với Bắc Kinh lại chính là những gì mà người tiền nhiệm của Tổng thống Joe Biden không theo đuổi thực hiện.

Nhà báo nhận định, khi ông Trump theo đuổi các cuộc chiến thương mại kiểu thập niên 1980, kinh tế Mỹ trở nên nhỏ giọt và ngành than phát triển mạnh trở lại. Thay vì xây dựng sức mạnh kinh tế và đổi mới ở trong nước, ông tìm cách đánh bại các đối thủ của Mỹ dọc đường đua và mặc nhiên giành chiến thắng  

Trái lại, người kế nhiệm của ông, Tổng thống Biden đang chuẩn bị cho nền kinh tế lớn nhất thế giới mạnh mẽ trở lại và bắt đầu thực thi kế hoạch 5 năm cho nước Mỹ. Trước hết là chiến đấu chống đại dịch Covid-19. Việc ông đẩy chương trình tiêm chủng của Mỹ lên một mức độ cao hơn, và bơm thêm 1,9 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế là một khởi đầu tốt.  

Tuy nhiên, kế hoạch của ông Biden là sẽ chi dùng lớn cho cơ sở hạ tầng, thắt chặt các yêu cầu của đạo luật Mua hàng Mỹ (Buy American) trong mua sắm chính phủ, loại Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng và tăng cường thực thi chống độc quyền.

{keywords}
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự tiệc tối ở Bắc Kinh hồi tháng 11/2017. Ảnh: Reuters 

Theo nhà báo William Pesek, dù muốn kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc đến mức nào, Mỹ vẫn phải thực sự cạnh tranh với quốc gia đông dân nhất thế giới.

Có thể nói, ông Trump đã dành tới 90% nỗ lực cho chính sách ngăn chặn, đặt Mỹ vào một vị thế cạnh tranh thậm chí còn tồi tệ hơn. Với Barack Obama, trong nhiệm kỳ tổng thống 2009-2017, tất cả những gì ông lý giải về xoay trục sang châu Á chủ yếu là giải quyết hậu quả cuộc suy thoái kinh hoàng Lehman năm 2008. Còn với George W. Bush, khoảng thời gian 2001-2009 ông lãnh đạo nước Mỹ bị chi phối bởi các cuộc chiến tranh ở Trung Đông, chứ không phải Trung Quốc.  

Với sự tín nhiệm nhận được, ông Obama đã thử sức làm việc đa nhiệm. Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) của ông là cơn ác mộng tồi tệ nhất của Trung Quốc. Nó tạo ra một nhóm 12 quốc gia, chiếm 40% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu, mong muốn san bằng sân chơi với Trung Quốc. Nhưng vào năm 2017, ông Trump đã tạo cơ hội cho Trung Quốc bằng cách rút Washington ra khỏi hiệp định. Năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình lấp đầy khoảng trống bằng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực gồm 15 quốc gia lấy Trung Quốc làm trung tâm.

Giờ đây, Tổng thống Biden có thể tái gia nhập TTP và phát triển tư cách thành viên của Mỹ. Nhưng công việc thực sự là đưa một nước Mỹ đang bị tổn thương trở lại bình thường. Điều đó có nghĩa là phải tái định vị sức sáng tạo của đất nước. Điều duy nhất mà Thung lũng Silicon tạo ra được trong 4 năm qua chỉ là những chiêu thức bán quảng cáo tốt hơn. Rốt cuộc, Mỹ giờ đây cũng quay trở lại với nhiệm vụ nâng cao năng suất, tăng cường giáo dục và nâng cấp cơ sở hạ tầng từ lưới điện, viễn thông đến đường sắt cao tốc, đồng thời giảm lượng khí thải carbon.

Trung Quốc hiện nay đang phải dốc sức chuẩn bị cho sắc lệnh sắp tới của Tổng thống Biden bắt tay với Nhật Bản, Hàn Quốc và các đồng minh công nghệ cao để xây dựng các chuỗi cung ứng về chip bán dẫn và các sản phẩm chiến lược khác vốn ngày càng bớt phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.

Bắc Kinh đã bác bỏ nỗ lực này. Trung Quốc cho rằng, các động thái nhằm gạt ra rìa các chip, pin dung lượng lớn, dược phẩm và các vật liệu trọng yếu như đất hiếm của Trung Quốc là phi thực tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên tuyên bố "Trung Quốc tin những nỗ lực nhân tạo để thay đổi các chuỗi này và tách rời các chuỗi này là điều không thể".

Tuy nhiên, phản biện của ông Triệu Lập Kiên có thể chỉ đúng với trước thời hạn ngày 20/1, trước khi Tổng thống Biden lên nắm quyền. Nó không tính đến mức độ làm việc đa nhiệm đã trở lại thế nào ở một Nhà Trắng đang cố gắng hướng tới những ngày vinh quang.  

{keywords}
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại lễ đón ở Căn cứ Không quân Andrews, bang Maryland, ngày 24/8/2015. Ảnh: AP

Việc Tổng thống Biden thực hiện kế hoạch 5 năm đang làm thay đổi phép tính G2 (hai siêu cường kinh tế thế giới). Theo nhà báo William Pesek, cuối cùng, các chế độ hỗ trợ y tế nội địa cạnh tranh đang khiến cho nền kinh tế toàn cầu khởi sắc hơn. Ít nhất, kỷ nguyên Biden có nghĩa là Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ cạnh tranh nhiều hơn là cãi vã.

Trong giới ủng hộ Trump, như thế sẽ chẳng khác gì đầu hàng. Thực tế, nó là chính sách thực dụng kinh tế. Quy mô của Trung Quốc và tham vọng của Chủ tịch Tập không thể bị khuất phục bằng thuế đánh vào hàng hóa hoặc nỗ lực bóp nghẹt những gã khổng lồ công nghệ như Huawei, Ant Group hay Tencent Holdings.

Tổng thống Joe Biden tìm cách đưa Mỹ quay lại cuộc đua công nghệ cho năm 2025 và xa hơn thế nữa. Trong khi ông Trump trở lại với nhiên liệu hóa thạch và amiăng, Trung Quốc đầu tư hàng nghìn tỷ đôla vào sở hữu tương lai của hàng không vũ trụ, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, tiền tệ kỹ thuật số, xe điện, mạng 5G, năng lượng tái tạo, rô-bốt, chất bán dẫn và tạo ra những "kỳ lân công nghệ" nhằm biến Thung lũng Silicon phương Đông trở thành hiện thực.

Trái ngược hoàn toàn với người tiền nhiệm, ông Biden muốn chi hàng trăm tỷ đôla, với 300 tỷ USD cho khởi đầu, vào phát triển và nghiên cứu mới để ngành công nghệ Mỹ duy trì vị trí dẫn đầu. Ông sẽ phải suy tính lớn, vì những gì Mỹ làm 4 năm qua đã giúp ích nhiều cho Trung Quốc.

Nhưng về mặt kinh tế, Trung Quốc đã chạy nhiều vòng quanh Mỹ mà quên mất trọng tâm phải là năm 2025, chứ không phải năm 1985. Điều đó lại được tái hiện ở Bắc Kinh trong tuần này khi giới chức Trung Quốc định đặt cược lớn vào các công nghệ mới nổi, từ công nghệ sinh học đến xe điện và xe hydro, và thiết kế chip máy tính mà không cần sự trợ giúp của Intel, Nvidia, Qualcomm và các tập đoàn cùng lĩnh vực.

Đây chính là nơi mà trận chiến kinh tế thực sự cho ngày mai sẽ diễn ra. Và khi Chủ tịch Tập triển khai kế hoạch tiếp theo, Nhà Trắng thời ông Biden cũng đang chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh thực sự mà sẽ khiến nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đau đầu.

Thanh Hảo

Tổng thống Biden điện đàm với ông Tập Cận Bình

Tổng thống Biden điện đàm với ông Tập Cận Bình

Tổng thống Joe Biden đã có cuộc điện đàm đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với tư cách người đứng đầu nước Mỹ.

Ông Biden tiết lộ đánh giá về mối quan hệ Mỹ - Trung

Ông Biden tiết lộ đánh giá về mối quan hệ Mỹ - Trung

Tổng thống Joe Biden tuyên bố Trung Quốc sẽ ở thế "cạnh tranh gay gắt" với Mỹ dưới thời ông cầm quyền, nhưng ông không muốn mối quan hệ mới giữa hai nước trở thành xung đột.