Đó là nhận định của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR), theo Reuters. Hãng tin này dẫn lời giải thích của CEBR rằng, thành công này của Trung Quốc xuất phát từ sự phục hồi tương phản nhau của hai quốc gia sau đại dịch Covid-19.

{keywords}
Một góc Bắc Kinh tháng 4/2020. Ảnh: Reuters

Trong một báo cáo thường niên công bố ngày 26/12, CEBR cho biết: "Vào một số thời điểm, chủ đề bao trùm của kinh tế toàn cầu là cuộc chiến kinh tế và quyền lực mềm giữa Mỹ và Trung Quốc. Đại dịch Covid-19 và thảm họa kinh tế kéo theo đó chắc chắn đã khiến sự cạnh tranh này nghiêng về hướng có lợi cho Trung Quốc".

CEBR lý giải, việc Trung Quốc "xử lý khéo léo đại dịch bằng cách phong tỏa sớm và nghiêm ngặt, cộng với những tác động đối với sức tăng trường dài hạn ở phương Tây, đồng nghĩa hiệu quả kinh tế của Trung Quốc được cải thiện".

Trung Quốc dự kiến đạt tăng trưởng kinh tế trung bình 5,7 %/năm trong khoảng thời gian 2021-2025, trước khi giảm xuống mức 4,5% từ năm 2026 đến 2030.

Mỹ tuy có khả năng sẽ hưởng một sự hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch vào năm 2021, nhưng tốc độ tăng trưởng của nước này sẽ trượt xuống mức 1,9 %/năm trong giai đoạn 2022 đến 2024, và sau đó giảm còn 1,6%.

Nhật sẽ tiếp tục là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, tính theo đồng đôla, cho đến đầu thập niên 2030 thì bị Ấn Độ vượt qua. Khi đó, Đức sẽ nhảy từ vị trí thứ 4 xuống thứ 5.

Anh, hiện là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới theo tính toán của CEBR, sẽ bị đẩy xuống một bậc. Tuy nhiên, dù bị ảnh hưởng trong năm 2021 vì rút khỏi thị trường chung EU, GDP của Anh tính theo đồng đôla được dự đoán sẽ cao hơn Pháp 23%, nhờ đi đầu trong nền kinh tế kỹ thuật số.

CEBR nhận định, châu Âu chiếm 19% tổng sản lượng 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới năm 2020 nhưng con số này sẽ giảm xuống còn 12% vào năm 2035, hoặc thấp hơn nếu giữa EU và Anh vẫn chia rẽ gay gắt.

Theo CEBR, tác động của đại dịch đối với nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ biểu hiện ở mức lạm phát cao hơn, chứ không phải tăng trưởng chậm hơn.

"Chúng tôi thấy có một chu kỳ kinh tế với lãi suất tăng vào giữa những năm 2020, đặt ra thách thức cho những chính phủ nào đã vay ồ ạt để có tiền ứng phó khủng hoảng Covid-19. Nhưng các xu hướng cơ bản đã được đẩy nhanh vào thời điểm này để hướng tới một thế giới thân thiện môi trường hơn và dựa trên công nghệ cao hơn khi chúng ta bước sang thập niên 2030", CEBR cho biết thêm.

Thanh Hảo

Trung Quốc gặp khó với "dự án thế kỷ"

Trung Quốc gặp khó với "dự án thế kỷ"

Hiện có các dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc dường như đang thụt lùi trong tham vọng mở rộng ảnh hưởng, vốn được gọi là kế hoạch phát triển lớn nhất thế giới.

Trung Quốc công bố Sách Trắng về Năng lượng

Trung Quốc công bố Sách Trắng về Năng lượng

Trung Quốc, chiều nay (21/12), công bố Sách Trắng về sự phát triển năng lượng của nước này.