Việc Bình Nhưỡng muốn Seoul viện trợ kinh tế đang đẩy Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In vào tình thế khó. 

Yêu cầu của Bình Nhưỡng sẽ khiến Tổng thống Moon phải đối mặt với những quyết định rất khó khăn trước thềm hội nghị giữa ông và Chủ tịch Triều Tiên vào cuối tháng 9.

{keywords}
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tại hội nghị thứ 2 hồi tháng 5. (Ảnh: Reuters)

Mỹ phản đối việc trợ giúp kinh tế cho Triều Tiên chừng nào thấy chính quyền Kim Jong Un có những bước đi cụ thể hướng tới phi hạt nhân hóa. Nhưng Tổng thống Moon - một người hòa giải giữa Mỹ và Triều Tiên – không muốn tiến trình ngoại giao sụp đổ và cũng không muốn Bán đảo quay lại tình trạng căng thẳng như năm ngoái.

Hôm 2/9, Phủ Tổng thống Hàn Quốc thông báo ông Moon đã chỉ định Chung Eui-yong, cố vấn an ninh hàng đầu - làm đặc phái viên tới Triều Tiên. Ngày mai (5/9), ông Chung sẽ dẫn đầu phái đoàn gồm 5 thành viên sang Bình Nhưỡng để ấn định thời gian và nghị trình cho hội nghị liên Triều thứ 3 kể từ tháng 4.

Trong tháng 8, Ngoại trưởng Mỹ lẽ ra có chuyến đi tới Triều Tiên nhưng lịch trình đã bị Tổng thống Trump hủy bỏ vào phút chót, vì hai nước vẫn đang chật vật dàn xếp bất đồng về tiến trình phi hạt nhân hóa.

Washington yêu cầu Bình Nhưỡng đưa ra danh sách các cơ sở và vũ khí hạt nhân, còn Chủ tịch Kim Jong Un muốn chính quyền Trump tuyên bố chính thức chấm dứt cuộc chiến Triều Tiên. Yêu cầu giúp đỡ tài chính của Chủ tịch Kim Jong Un cũng có thể tạo ra một sự rạn nứt sâu hơn giữa Tổng thống Hàn Quốc và người đồng cấp Trump.

"Triều Tiên có thể gợi ý Hàn Quốc phải thực hiện 2 điều - một là thúc ép Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, hai là nới lỏng cấm vận. Nhưng họ cũng biết Seoul không có quyền làm vậy", hãng tin Nikkei dẫn lời ông Park Won-gon, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học toàn cầu Handong ở Pohang, Hàn Quốc, nhận xét.

Tại cuộc gặp lịch sử đầu tiên ở làng biên giới Panmunjom, hai ông Moon và Kim đã nhất trí mở các dự án chung, chẳng hạn như kết nối các tuyến đường bộ và đường sắt từ Seoul tới Sinuiju ở biên giới Triều Tiên giáp Trung Quốc. Nhưng tiến bộ đạt được là rất ít do Mỹ không muốn dỡ bỏ cấm vận.

"Triều Tiên được cho là sẽ kêu gọi Hàn Quốc hành động để cải thiện các mối quan hệ liên Triều và mở rộng hợp tác kinh tế", Choi Kang, Phó chủ tịch Viện Asan về Các nghiên cứu chính sách, bình luận. Theo ông Choi, hội nghị thượng đỉnh trong tháng 9 ở Bình Nhưỡng sẽ là thời khắc quan trọng để ông Moon quyết định nên đứng về phía cấm vận Mỹ đối với Triều Tiên hay có cách tiếp cận độc lập với phi hạt nhân hóa.

"Nếu chính phủ Hàn Quốc chấp nhận yêu sách của Triều Tiên thì họ sẽ nhất trí các dự án kinh tế một cách chi tiết tại hội nghị, nhưng điều đó sẽ vi phạm cấm vận Triều Tiên. Nếu Hàn Quốc ngừng hợp tác kinh tế và yêu cầu hành động phi hạt nhân hóa thì khả năng cao là Bình Nhưỡng sẽ phản đối bất kỳ sự trao đổi liên Triều nào".

Robert Kelly, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học quốc gia Pusan, cho rằng Tổng thống Moon nên gây sức ép với Chủ tịch Kim để ông này hành động cụ thể hướng tới phi hạt nhân hóa.  

Trong khi đó, Triều Tiên đang chuẩn bị cho một cuộc diễu binh lớn ở th đô Seoul ngày 9/9 để kỷ niệm 70 nâm này thành lập đất nước.

Thanh Hảo

Triều Tiên mất "bộ não" phát triển tên lửa và hạt nhân

Triều Tiên mất "bộ não" phát triển tên lửa và hạt nhân

Một quan chức kỳ cựu của Triều Tiên bị cấm vận vì tham gia phát triển công nghệ tên lửa và vũ khí hạt nhân vừa qua đời.

Mỹ bổ nhiệm thêm nhiều quan chức xử lý vấn đề Triều Tiên

Mỹ bổ nhiệm thêm nhiều quan chức xử lý vấn đề Triều Tiên

Mỹ đã và đang mở rộng hàng ngũ các quan chức cấp cao xử lý vấn đề Triều Tiên giữa lúc những nỗ lực ngoại giao liên quan tới chương trình giải trừ vũ khí hạt nhân đi vào bế tắc.

Nga vô hiệu hóa báo cáo của LHQ về Triều Tiên

Nga vô hiệu hóa báo cáo của LHQ về Triều Tiên

Nga quyết định ngừng mọi bàn bạc về một báo cáo của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Triều Tiên, do bất đồng về một số điểm và lo ngại nhiều phần của văn bản đã bị rò rỉ trước khi công bố.

Vì sao ông Trump hủy chuyến thăm Triều Tiên của ngoại trưởng?

Vì sao ông Trump hủy chuyến thăm Triều Tiên của ngoại trưởng?

Việc nhà lãnh đạo Mỹ bất ngờ hủy chuyến thăm quan trọng dự kiến diễn ra trong tuần này của Ngoại trưởng Pompeo tới Triều Tiên đã phát đi những tín hiệu xấu.

Ngỡ ngàng tranh vẽ như ảnh chụp của họa sĩ Triều Tiên

Ngỡ ngàng tranh vẽ như ảnh chụp của họa sĩ Triều Tiên

Khác với tranh vẽ của các quốc gia khác, các tác phẩm hội họa của các họa sĩ Triều Tiên thể hiện phong cách hiện thực, cảm xúc độc đáo và niềm tự hào dân tộc mãnh liệt.