{keywords}
Mỹ lặng lẽ huy động kinh tế chống Trung Quốc. Ảnh: Oilprice.com

Theo nhận định của nhà bình luận David Ignatius của tờ Washington Post, không cần bàn cãi công khai nhiều, Mỹ đang tiến tới những gì giống như phiên bản một chính sách công nghiệp của Mỹ nhằm cạnh tranh với Trung Quốc về công nghệ.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio, một trong những nhà tài trợ chính của uỷ ban lưỡng đảng trên, đã đưa ra tầm nhìn mới một cách ngắn gọn trong bài phát biểu hồi tháng 12/2019. Nghị sĩ này cho biết, đã tới lúc nhận ra “những nguy cơ của chủ nghĩa cơ bản thị trường tự do” trong việc đối phó với Trung Quốc, thay vì giữ mãi “chính sách công nghiệp thân Mỹ của thế kỷ 21”.

Tư duy xét lại đó đang cổ vũ cho chính quyền của Tổng thống Joe Biden, các thành viên cấp cao của Quốc hội và một số lãnh đạo công nghệ hàng đầu.

Giống như một số thay đổi lớn khác, thay đổi này trở nên rõ ràng khi nó bắt đầu thay thế cách tiếp cận cũ với Trung Quốc của Mỹ. Đằng sau hậu trường, lập trường của các nhà hoạt động ở cả hai đảng đã nhận được sự ủng hộ to lớn của Quốc hội Mỹ. 19 khuyến nghị của uỷ ban lưỡng đảng trên được lặng lẽ đưa vào đạo luật uỷ quyền quốc phòng (được thông qua hồi tháng 1), bao gồm các khoản chi hàng tỷ USD cho các nhà máy chế tạo chất bán dẫn mới ở Mỹ.

Những thay đổi mà trí thông minh nhân tạo sẽ mang lại cho mọi thứ dính dáng tới công nghệ kỹ thuật số cũng khiến các chuyên gia khó tính nhất trong lĩnh vực này phải kinh ngạc. Đó là lý do tại sao các thành viên uỷ ban lưỡng đảng trên cũng như những người nắm chắc vấn đề này lại phấn khích về nhu cầu tăng cường các nỗ lực của Mỹ: Họ thực sự nghĩ rằng tương lai của Mỹ đang bị đe doạ về mặt quân sự, kinh tế và thậm chí là chính trị.

Điều gì đã thúc đẩy những khoản đầu tư theo định hướng của chính phủ Mỹ vào công nghệ? Đó chính là nỗi lo sợ đối với cái gọi là sự hợp nhất dân sự -quân sự của Trung Quốc sẽ lấn át các nỗ lực của Mỹ, trừ khi nó phù hợp.

Eric Schmid, cựu Giám đốc điều hành của Google và là người chủ trì uỷ ban trên, cho biết trong một tuyên bố trước Quốc hội Mỹ hồi tháng trước rằng “mối đe doạ từ sự lãnh đạo của Trung Quốc trong những lĩnh vực công nghệ chủ chốt là một cuộc khủng hoảng quốc gia”. Ông Schmid nói, thay vì đưa giải pháp cho các công ty tư nhân, “chúng ta cần có một hướng tiếp cận kết hợp những nỗ lực của chính phủ với ngành tư nhân để giành chiến thắng”.

Các khuyến nghị của uỷ ban trên rất quan trọng vì các thành viên của nó gồm rất nhiều nhân vật nổi tiếng về công nghệ như Safra Catz – Giám đốc điều hành Oracle, Eric Horvitz –  Giám đốc khoa học của Microsoft, Andy Jassy – Giám đốc điều hành của Amazon, Andrew Moore – phụ trách mảng Trí thông minh nhân tạo (AI) của Google Cloud. Khuyến nghị đề cập tới việc vào năm 2026, các chi tiêu cho phát triển và nghiên cứu AI do nhà nước tài trợ phải đạt 32 tỷ USD.

Vai trò của chính phủ Mỹ trong việc tài trợ cho các công nghệ đột phá đã quá rõ ràng. Ví dụ rõ ràng nhất là Dự án Manhattan về phát triển vũ khí hạt nhân. Tiền của chính phủ cũng đã thúc đẩy chương trình không gian, phát triển internet và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các hoạt động thương mại quốc gia và toàn cầu. Sự can thiệp của chính phủ đã trở thành vấn đề nhức nhối trong thời kỳ bùng nổ công nghệ và tài chính những thập niên gần đây song con lắc dường như đã dịch chuyển.

Chính quyền của Tống thống Biden ghi nhận sự thúc đẩy của uỷ ban trên, nhưng không đồng ý về một số chi tiết. Nhà Trắng muốn chuyển các sáng kiến mới thông qua cơ cấu liên ngành hiện có của Hội đồng An ninh quốc gia và Hội đồng kinh tế quốc gia hơn là tạo ra một hội đồng bổ sung. Tuy nhiên, chính quyền ủng hộ nhiều khuyến nghị chính sách cụ thể được đề cập trong báo cáo dài 756 trang của uỷ ban trên.

“Đây là hình thức ủng hộ lưỡng đảng mà chúng tôi hy vọng có thể thúc đẩy đầu tư mới trong AI và các công nghệ mới nổi khác”, một quan chức Mỹ cho biết. Một dấu hiệu cho thấy sự liên kết của Nhà Trắng đó là Jason Matheny, một thành viên của ủy ban gồm 15 người trên, dự kiến sẽ được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Văn phòng chính sách Khoa học và Công nghệ của Tổng thống Biden.

Chính quyền của Tổng thống Biden cũng chia sẻ sự hào hứng của uỷ ban lưỡng đảng với thứ mà báo cáo gọi là “một liên minh các quốc gia cùng chí hướng” nhằm thúc đẩy sự phát triển và sử dụng AI cũng như các công nghệ mới nổi.

Tuy nhiên, do gần đây một số đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á tỏ ra lo ngại về việc gia nhập liên minh “dân chủ - kỹ thuật” chống Trung Quốc, nên nhiều khả năng liên minh này chỉ hoạt động qua cơ cấu hiện có như nhóm G-7, quan hệ đối tác an ninh Quad gồm Ấn Độ, Nhật, Australia và Mỹ, quan hệ song phương với EU và các nước thành viên của nó.

Hoài Linh

Ứng viên Thứ trưởng Tài chính Mỹ thề chống Trung Quốc ‘hành xử kinh tế bất công’

Ứng viên Thứ trưởng Tài chính Mỹ thề chống Trung Quốc ‘hành xử kinh tế bất công’

Ông Wally Adeyemo, ứng viên của Tổng thống Joe Biden cho chức vụ số 2 tại Bộ Tài chính Mỹ, cam kết sẽ chiến đấu chống những hành xử kinh tế bất công ở Trung Quốc và những nơi khác.

Ông Trump ra đòn mới chống Trung Quốc

Ông Trump ra đòn mới chống Trung Quốc

Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Donald Trump vừa ký thông qua một dự luật có thể ngăn cản một số công ty Trung Quốc tham gia các sàn giao dịch trong thị trường chứng khoán Mỹ.