Là quốc gia ủng hộ chính của phe đối lập ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang đối mặt với một sứ mệnh đầy nguy hiểm.

Iran triệu hồi đại diện một loạt nước về vụ tấn công đoàn diễu binh

Thế giới 24h: Kim Jong Un 'bắn tim' trên núi thiêng

Ngày này năm xưa: Bị Liên Xô hạ thế độc quyền, Mỹ 'hốt hoảng'

Đó là nước này phải giải giáp các nhóm phiến quân đồng minh ở Idlib, theo một thỏa thuận mới với Nga, và triệt tiêu các phần tử thánh chiến nòng cốt ở tỉnh miền bắc Syria này. Nếu không, các lực lượng Syria với sự yểm trợ của Nga có thể sẽ thực hiện một cuộc tấn công tổng lực nhằm giành lại vùng đất này.

{keywords}
Một người đàn ông chạy xe máy qua một khu nhà bị phá hủy vì chiến sự ở thị trấn Ariha, tỉnh Idlib. (Ảnh: AP)

Một chiến dịch như vậy sẽ gây ra hậu quả vô cùng thảm khốc, và thiệt hại mà Thổ Nhĩ Kỳ phải hứng chịu rất lớn.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, hôm 17/9, đã công bố một kế hoạch nhằm đảo chiều viễn cảnh máu đổ ở Idlib, cho Ankara thêm thời gian thuyết phục các cánh quân đồng minh giải giáp vũ khí. Theo thỏa thuận, lính Nga và lính Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tuần tra ở một vùng phi quân sự sâu khoảng 15-20km, không có các chiến binh cực đoan, cũng không có vũ khí hạng nặng, và cuối cùng sẽ khai thông các tuyến cao tốc của Idlib ra bên ngoài.

Cuộc sống của 3 triệu cư dân ở Idlib tạm thời tránh được viễn cảnh chiến tranh tàn khốc, nhưng số phận của tỉnh này vẫn còn là dấu hỏi. Đây là thành trì cuối cùng của các lực lượng chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad sau gần 8 năm nội chiến, và Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt rủi ro lớn bởi có đường biên giới giáp Idlib và có binh lính đồn trú ở đó.

"Các lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ được đặt ở Idlib theo cách khiến nước này cực kỳ dễ bị tổn thương", Washington Post dẫn lời Sam Heller - một nhà phân tích thuộc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế.

Ankara phóng tầm ảnh hưởng bằng cách duy trì Idlib trong tay phe chống Damascus, và điều này, theo chuyên gia Heller, "đảm bảo cho Thổ Nhĩ Kỳ có thêm sức mạnh trong các cuộc đàm phán về tương lai chính trị của Syria". Sự hiện diện của người Thổ ở tỉnh này cũng khiến Nga - nước đang có tầm ảnh hưởng quân sự lớn nhất ở Syria - phải để tâm.

Nhưng Ankara cũng trong tình trạng "phơi nhiễm" rất nguy hiểm. "Có những hậu quả thực sự tai hại cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu Idlib sụp đổ", Heller nhận định.

Một cuộc tổng tấn công nhằm vào Idlib có thể sẽ tạo ra hàng triệu người tị nạn mới kéo tới biên giới – và các nhà chức trách lo ngại điều đó sẽ khuấy đảo những biến động xã hội - chính trị bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong bối cảnh thông tin về một chiến dịch ở Idlib xuất hiện liên tiếp những tuần gần đây, hơn 300.000 người đã rời nhà cửa chuyển tới các vùng miền khác nhau thuộc Idlib, theo Liên Hợp Quốc. Rất ít người muốn trở về nhà mình.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng lo lắng dòng người Syria đi lánh nạn có thể sẽ bị các thánh chiến binh trà trộn vào, đặt các thị trấn và thành phố của nước này, thậm chí ở châu Âu, vào nguy cơ dễ bị tấn công. 

Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã ủng hộ các nhóm nổi dậy chống chính phủ ở Syria, và đầu tư mạnh vào Idlib dưới hình thức triển khai binh sĩ và trang thiết bị quân sự, tìm cách tách các chiến binh liên kết với al-Qaeda ra khỏi hàng ngũ của quân nổi dậy chính thống.

Theo Metin Gurcan, một cựu cố vấn quân sự Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền Erdogan mới đây đã tăng cường các trạm giám sát ở Idlib, vốn được thiết lập theo một thỏa thuận trước đó với Iran và Nga, triển khai các xe tăng, lính đặc công cùng nhiều hệ thống phóng tên lửa tại thực địa. Mục đích là để thể hiện cam kết của nước này với Idlib, và mở rộng năng lực phòng thủ trước các cuộc tấn công của quân thánh chiến.

Thỏa thuận đạt được tuần trước, dù vẫn chưa có các chi tiết cụ thể, giúp "kéo dài thời gian để các nhà ngoại giao, chính trị gia, có thể tiếp tục công việc của họ và đảo chiều những gì có thể là viễn cảnh xấu cho dân thường", Jan Egeland, một quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc, nói với các phóng viên ở Geneva.

Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với một thời hạn chót khắt khe phải giải giáp các lực lượng phiến quân đồng minh và thuyết phục các nhóm liên kết với al-Qaeda từ bỏ cuộc chiến.

Văn kiện mà ông Putin và ông Erdogan đã ký kết đặt ra ngày 10/10 cho tất cả các vũ khí hạng nặng – trong đó có xe tăng, các hệ thống pháo và đạn tối - phải được đưa ra khỏi khu vực. Và đến ngày 15/10, tất cả các nhóm thuộc diện khủng bố phải bị xóa sạch, trong đó có Hayat Tahrir al-Sham (HTS), từng là chi nhánh của al-Qaeda và là cánh quân lớn nhất hiện nay ở Idlib với khoảng 10.000  thành viên.

"Vậy các phần tử khủng bố ở Idlib sẽ đi đâu? Họ đang làm gì ở đó", cây bình luận kỳ cựu người Thổ Nhĩ Kỳ về các vấn đề quốc tế Sami Kohen đặt câu hỏi trên báo Milliyet hôm 21/9. "Liệu họ có từ bỏ hành động và chấp nhận hội nhập vào xã hội Syria? Một khả năng bi quan hơn là các nhóm khủng bố nhất định không từ bỏ vũ khí và vị trí, quyết kháng cự binh lính Thổ Nhĩ Kỳ".

Và, nếu Thổ Nhĩ Kỳ không thuyết phục nổi các cánh quân nổi dậy đồng minh tuân thủ thỏa thuận thì họ thậm chí sẽ trở nên hiếu chiến hơn.

Naji Mustafa, một phát ngôn viên của Mặt trận Giải phóng Dân tộc được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn (một liên minh đối lập ở Idlib), tuyên bố các nhóm nổi dậy vẫn đang trong trạng thái "báo động cao".

"Tôi không nghĩ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhượng bộ bất kể điều gì" trước Nga trong các cuộc đàm phán, Mustafa nói và chỉ ra rằng Ankara đã ủng hộ cuộc cách mạng Syria ngay từ đầu.

Tuy vậy, ông này thừa nhận: "Thổ Nhĩ Kỳ biết rằng nếu một chiến dịch quân sự xảy ra thì người dân ở Idlib sẽ không trở lại những khu vực nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ. Họ sẽ tìm cách tới Thổ Nhĩ Kỳ. Và Thổ Nhĩ Kỳ không hề muốn điều đó".

Thanh Hảo

Mỹ, Nga từng suýt chiến tranh hạt nhân vì Syria

Mỹ, Nga từng suýt chiến tranh hạt nhân vì Syria

Tình trạng căng thẳng ở Syria hiện nay khiến người ta nhớ lại sự kiện cách đây 45 năm, khi Mỹ và Nga suýt chiến tranh hạt nhân vì quốc gia Trung Đông này.

Putin lên tiếng vụ máy bay Nga bị bắn rơi ở Syria

Putin lên tiếng vụ máy bay Nga bị bắn rơi ở Syria

Tổng thống Vladimir Putin vừa có động thái "lùi" sau khi Bộ Quốc phòng ở Moscow cảnh báo trả đũa Israel về vụ quân đội Syria bắn hạ máy bay quân sự Nga trên bầu trời Địa Trung Hải.

'Tàu chiến Pháp nã tên lửa ngoài khơi Syria'

'Tàu chiến Pháp nã tên lửa ngoài khơi Syria'

Bộ Quốc phòng Nga khẳng định các hệ thống kiểm soát bầu trời của nước này ghi nhận các vụ phóng tên lửa từ một tàu khu trục Pháp ở Địa Trung Hải.

Máy bay Nga mất tích ở Syria

Máy bay Nga mất tích ở Syria

Một máy bay quân sự Il-20 của Nga đã biến mất khỏi màn hình radar trong một cuộc tấn công từ phía Israel nhằm vào tỉnh Latakia, Syria.

Mỹ lộ tầm ảnh hưởng hạn chế ở Syria

Mỹ lộ tầm ảnh hưởng hạn chế ở Syria

Dường như Mỹ không có nhiều "lực đòn bảy" trong bối cảnh một cuộc chiến tàn khốc giữa quân Chính phủ Syria cùng đồng minh với lực lượng nổi dậy sắp diễn ra tại tỉnh Idlib.