Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 được nâng cấp từ S-300, phiên bản mà Syria mới nhận từ Nga.

Vệ tinh nhiều lần chụp được ảnh MH370 trên mặt đất

Vì sao Đại sứ Mỹ tại LHQ đột ngột từ chức?

Ấn Độ mua "rồng lửa" Nga, Pakistan thử tên lửa hạt nhân

Cuộc tập trận Vostok-2018 ở miền đông Siberia hồi tháng trước là cuộc thao diễn quân sự lớn nhất của Nga trong hơn 30 năm qua, với sự tham dự của khoảng 300.000 binh sĩ Nga, Trung Quốc và Mông Cổ. Theo mạng tin Al Jazeera, cuộc tập trận này còn là cơ hội để Nga giới thiệu các loại vũ khí quân dụng hạng nặng, nguồn thu nhập lớn thứ hai của nước này sau dầu mỏ. 

{keywords}
Nhiều quốc gia muốn sở hữu S-400

Trong thời gian diễn ra Vostok-2018, Nga đã trình diễn tên lửa đất đối không S-400, một trong những hệ thống vũ khí tiên tiến nhất và dễ tiêu thụ của nước này trong những năm gần đây. S-400 là phiên bản nâng cấp toàn diện từ S-300, hệ thống phòng thủ được Nga cung cấp cho Syria gần đây. Một số quốc gia như Trung Quốc, Ảrập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Qatar đều thể hiện mong muốn sở hữu S-400.

Hầu hết các chính phủ tuyên bố đang lên kế hoạch mua hệ thống này đều rơi vào tình cảnh chịu sức ép từ các biện pháp trả đũa ngoại giao của Mỹ, NATO hoặc đối thủ. Một số chuyên gia cho rằng, lý do cho những phản ứng tức thời này không chỉ vì S-400 có công nghệ tiên tiến, mà vì nó còn đặt ra một nguy cơ tiềm ẩn cho các liên minh lâu đời.

Ông Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Chương trình Chi tiêu quân sự và vũ khí, Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết: "S-400 là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất, có khả năng đối trọng với vũ khí phương Tây đang sở hữu".

"Các radar, cảm biến cũng như các tên lửa của hệ thống này bao phủ một khu vực rộng lớn - radar có tầm giám sát tối thiểu 600km, còn tên lửa có tầm hoạt động lên đến 400km", ông Wezeman nói với Al Jazeera. "Nó có khả năng kiểm soát số lượng rất lớn các mục tiêu tiềm năng, bao gồm cả các mục tiêu tàng hình", ông nói thêm.

Ưu điểm khác của hệ thống này là khả năng hoạt động theo mô-đun và tính cơ động cao, có nghĩa là nó có thể được thiết lập, khai hỏa và di chuyển trong vòng vài phút. “S-400 có thể kết hợp với các hệ thống vũ khí tầm xa, bán tầm xa, tầm trung và thậm chí tầm ngắn, tùy thuộc vào cách người sử dụng thiết lập cấu hình cho S-400", Kevin Brand, nhà phân tích quân sự làm việc cho Hội đồng Quan hệ Quốc tế, nói với Al Jazeera.

“Đây là một hệ thống mạnh mẽ, tính thích nghi cao, linh hoạt và là thứ gì đó mà nhiều quốc gia đang tìm cách phát triển”, ông Brand nói thêm.

Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO, là một trong những khách hàng tiềm năng và quan trọng nhất của S-400. Hồi tháng 8 vừa qua, phát biểu tại một buổi lễ tốt nghiệp cho các sĩ quan quân đội, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, Ankara sẽ cố gắng mua hệ thống tên lửa này càng sớm càng tốt. Theo phía Nga tiết lộ, thời điểm bàn giao S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ sẽ diễn ra trong năm 2019.

Tuy nhiên, mối quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ đối với hệ thống tên lửa này của Nga đã làm các đồng minh NATO lo ngại, vì những lý do chính trị và kỹ thuật. S-400 có thể dẫn đến một tình huống nguy hiểm tiềm ẩn, Brand giải thích, "Khi xem xét hệ thống S-400 của Nga, đặc biệt là trong cấu trúc NATO, sẽ thấy mức độ khó khăn khi tích hợp nó vào hệ thống phòng thủ lớn hơn". 

{keywords}
Sự quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ với hệ thống tên lửa Nga đã làm các đồng minh NATO lo ngại

Đối với Ấn Độ, Ảrập Xêút và Qatar, những quốc gia không phải là thành viên của liên minh NATO, mua hệ thống phòng thủ S-400 sẽ dẫn đến ít vấn đề về công nghệ hơn, nhưng họ có thể gặp rủi ro ngoại giao và hậu quả kinh tế từ Mỹ. Năm 2017, Washington đã thông qua Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt (CAATSA). Đạo luật này cho phép Mỹ hành động chống lại các cá nhân, công ty hoặc các quốc gia đang "gây rối an ninh quốc tế".

Tuy nhiên, bất chấp việc bị Mỹ dọa trừng phạt theo đạo luật CAATSA, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký thỏa thuận trị giá 5,4 tỷ USD hôm 5/10 tại New Delhi, theo đó Nga sẽ cung cấp 5 hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 cho Ấn Độ. Các đơn vị S-400 sẽ bắt đầu được bàn giao vào tháng 10/2020.

Theo ông Wezeman của SIPRI, cơ hội để Mỹ tiến hành các biện pháp trừng phạt rất mỏng manh, đặc biệt đối với các nước như Ấn Độ hay Ảrập Xêút. "Các biện pháp trừng phạt không thể máy móc và có thể miễn trừ nếu trong các trường hợp vì lợi ích quốc gia của Mỹ", ông Wezeman nói.

Ông cho rằng, Ấn Độ và nhiều nước khác là những đối tác quân sự và chính trị quan trọng của Mỹ. “Ngay cả những trừng phạt hạn chế cũng có thể khiến các quốc gia này giận dữ, đủ để gây hại cho các lợi ích của Mỹ".

Trên thực tế, đối với Mỹ, các thương vụ mua bán này không chỉ là mối đe dọa quân sự hay sự tham gia của Nga trong các cuộc xung đột toàn cầu, mà còn là về vấn đề duy trì các mối quan hệ ngoại giao lâu năm của Mỹ và ngăn chặn Nga thu được những khoản tài chính mạnh mẹ từ việc bán thiết bị quân sự.

Vậy tại sao nhiều vẫn liều lĩnh trong mối quan hệ ngoại giao với Mỹ?

Theo ông Brand, “Ấn Độ không nhất thiết phải mua các thiết bị quân sự từ một nhà cung cấp và quá phụ thuộc vào một quốc gia, do đó, từ quan điểm của Ấn Độ về địa chính trị, nước này quyết định mua một số hệ thống từ Nga và một số từ Mỹ". "Ấn Độ cũng có một mối quan hệ lâu đời trong các thương vụ vũ khí từ Nga, vì vậy họ có rất nhiều kinh nghiệm với thiết bị này".

Một động cơ khác của các thương vụ là chia sẻ công nghệ quân sự, điều mà Nga vẫn đang thực hiện trong khi Mỹ không thiết tha gì. Ông Wezeman giải thích, Nga sẵn sàng cung cấp S-400 cho bất kỳ quốc gia nào và chia sẻ công nghệ ở một mức độ nào đó, mặc dù chưa rõ sự chia sẻ này sẽ diễn ra như thế nào.

Minh Thu

Ấn Độ 'phớt' Mỹ, chi hàng tỷ đô mua S-400 của Nga

Ấn Độ 'phớt' Mỹ, chi hàng tỷ đô mua S-400 của Nga

Ấn Độ vừa thông qua hợp đồng 5,43 tỷ USD mua các hệ thống phòng thủ S-400 Triumph của Nga, bất chấp đe dọa trừng phạt của Mỹ.

Uy lực 'rồng lửa' S-400 Nga dùng bảo vệ Syria

Uy lực 'rồng lửa' S-400 Nga dùng bảo vệ Syria

Nga tuyên bố sẽ dùng hệ thống phòng không tối tân của mình để bắn hạ bất cứ tên lửa Mỹ nào nhắm bắn vào Syria giữa lúc căng thẳng Moscow và Washington lên đến đỉnh điểm.

Nga điều thêm S-400 tới Syria

Nga điều thêm S-400 tới Syria

Nga vừa chuyển các đơn vị mới của hệ thống phòng không S-400 hiện đại tới Syria.

Điểm lạ của hệ thống phòng thủ S-400 Nga bán cho Thổ

Điểm lạ của hệ thống phòng thủ S-400 Nga bán cho Thổ

Nga sẽ cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ 4 tổ hợp phòng thủ tên lửa đất đối không S-400 trị giá 2,5 tỷ USD theo một thỏa thuận gần như đã hoàn tất.

Putin bất ngờ điều siêu tổ hợp S-400 bảo vệ thủ đô

Putin bất ngờ điều siêu tổ hợp S-400 bảo vệ thủ đô

Tổng thống Vladimir Putin đã yêu cầu quân đội Nga triển khai các biện pháp bảo vệ thủ đô Moscow khỏi mọi cuộc tấn công bất ngờ.