Biên giới chia tách Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan là một trong những vùng biên dày đặc binh lính nhất trên thế giới.

TIN BÀI KHÁC:

Hàng chục nghìn quân của hai nước đối diện nhau trên khắp Đường Kiểm soát (LoC) dài 740km. Nhiếp ảnh gia Abid Bhat đã có chuyến đi dọc đường LoC này ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát để ghi lại những hình ảnh về thực tế cuộc sống nơi đây.

{keywords}

LoC là một nguồn gây xung đột cho Ấn Độ và Pakistan.

{keywords}

Hai trong số 3 cuộc chiến tranh giữa hai nước là về Kashmir. Cuộc chiến đầu tiên xảy ra năm 1947-48 và trận thứ 2 xảy ra năm 1965.

{keywords}

Tuy nhiên, do bế tắc chiến sự, nguyên trạng kéo dài cho đến khi những hành động thù địch tái diễn năm 1971. Các cuộc hòa đàm và một thỏa thuận sau đó giữa hai bên năm 1972 đã dẫn tới sự ra đời của LoC.

{keywords}

Quan hệ Ấn Độ - Pakistan càng thêm căng thẳng trong những tháng gần đây bởi một loạt vụ đụng độ chết người ở biên giới. Bạo lực đã cướp mạng sống của một số binh sĩ cả hai bên, trong đó có 5 lính Ấn Độ chết hồi tháng 8.

{keywords}

Đường phân ranh chạy qua những quả đồi nhiều cây cối và một số khu vực không người ở. Giới tuyến này cũng chia tách một số ngôi làng và cắt đôi nhiều ngọn núi. Trong ảnh là một con suối chạy qua vùng núi giữa hai nước.

{keywords}

Năm 2004, Ấn Độ hoàn tất việc xây dựng một hàng rào - gồm các vòng dây thép gai - để ngăn chặn sự thâm nhập từ phía Pakistan. Thỉnh thoảng hai bên vẫn đọ súng nhưng năm 2013 đã chứng kiến vụ giao tranh nghiêm trọng nhất trong nhiều năm.

{keywords}

Có hàng nghìn gia đình hiện đang sinh sống ở các khu vực dọc đường biên giới tranh chấp.

{keywords}

Đạn lửa xuyên biên giới đã tạo ra một bầu không khí sợ hãi. Nhiều người địa phương như Irshad Ahmed ở thị trấn Uri đã bị thương trong các vụ giao tranh giữa hai phía.

{keywords}

Saima Chalkoo dạy ở một trường tiểu học ngoài trời gần biên giới. Cô cho biết, trước khi có thỏa thuận ngừng bắn giữa hai nước láng giềng năm 2003, họ luôn phải sống trong lo sợ.

{keywords}

Trẻ em ở các ngôi làng gần trường hy vọng năm nay nhiều điều sẽ được cải thiện.

{keywords}

Mức độ quân sự hóa dày đặc và kéo dài của khu vực này đã phá vỡ cuộc sống của dân chúng địa phương và hủy hoại nền kinh tế của họ, đồng thời tước đi của cả một thế hệ cơ hội được học hành và chăm sóc đầy đủ.

Thanh Hảo (Theo BBC)