Nhà sản xuất áo khoác cao cấp Canada Goose dường như đang bị kẹt giữa căng thẳng chính trị hiện nay giữa Bắc Kinh và Ottawa.

Ông Trump gây choáng, ‘mỉa mai’ đảng Dân chủ

Thủ tướng Anh đối mặt thách thức mới

Bí ẩn quanh chiếc thẻ 'cảnh sát ngầm Đông Đức' của Putin

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, người tiêu dùng nước này đã bắt đầu tẩy chay các nhãn hàng của Canada, đặc biệt là Canada Goose. Động thái này được cho là nhằm đáp trả vụ Ottawa bắt bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính và cũng là con gái nhà sáng lập tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei, hồi đầu tháng theo yêu cầu của Mỹ.

{keywords}
Áo khoác cao cấp Canada Goose. (Ảnh: RT)

Tin tức về một làn sóng tẩy chay xuất hiện sau khi bà Mạnh Vãn Chu bị bắt ngày 1/12 ở thành phố Vancover khi đang quá cảnh tại sân bay. Reuters dẫn tài liệu tòa án cho biết bà Mạnh, 46 tuổi, đối mặt với các cáo buộc của Mỹ rằng bà lừa dối các ngân hàng đa quốc gia về sự kiểm soát của Huawei đối với một công ty đang hoạt động ở Iran. Sự lừa dối này đã đặt các ngân hàng vào rủi ro vi phạm các lệnh cấm vận của Mỹ và phải chịu các hình phạt nghiêm khắc.

Giới chức Mỹ cho rằng, Huawei đang cố gắng sử dụng các ngân hàng đó để tuồn tiền ra ngoài Iran. Bà Mạnh có thể bị dẫn độ sang Mỹ để hầu tòa và đối mặt với mức án lên tới 30 năm tù. Hôm 11/12, nữ giám đốc tài chính Huawei đã được tòa án Canada cho đóng tiền bảo lãnh tại ngoại.

Theo tờ Hoàn cầu Thời báo, việc bà Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ "dường như đã kích hoạt một cuộc tẩy chay hàng hóa Canada... với Canada Goose bị tấn công đầu tiên".

Đầu năm nay, Canada Goose thông báo kế hoạch mở rộng hoạt động ở Trung Quốc, trong đó có việc thiết lập văn phòng khu vực ở Thượng Hải. Hãng đã mở một cửa hàng bán lẻ ở Hong Kong và một cửa hàng pop-up ở Bắc Kinh - với một quầy hàng thường trực sắp hiện diện.

"Tôi sẽ tẩy chay Canada Goose... bởi vì dù sao tôi cũng không đủ tiền mua sản phẩm đó", một người sử dụng mạng Weibo bình luận. Một số khác cho biết, họ thà mua hàng hóa từ Bosideng – hãng sản xuất áo khoác của Trung Quốc với các sản phẩm rẻ hơn nhiều.

Sau phiên tòa cho phép bà Mạnh Vãn Chu bảo lãnh tại ngoại ở Vancouver tuần này, cổ phiếu của Canada Goose đã giảm mạnh, lao dốc gần 20% trong vòng 4 ngày. Trái lại, Bosideng chứng kiến giá cổ phiếu của hãng tăng vọt.

Ngoài hàng hóa Canada, người tiêu dùng Trung Quốc cũng quay lưng với hàng hóa Mỹ, đặc biệt là Apple, đối thủ chính của Huawei ở mảng smartphone. Nhiều người dùng Weibo lan tỏa thông tin từ các công ty địa phương tuyên bố nói Không với các sản phẩm Apple. Họ còn kháo nhau rằng, một số hãng ở Thâm Quyến thông báo hỗ trợ 15% chi phí mua điện thoại Huawei hoặc ZTE và phạt nặng, thậm chí sa thải nhân viên nào mua iPhone.   

Thanh Hảo

Giữa căng thẳng vụ Huawei, Trung Quốc bắt một người Canada

Giữa căng thẳng vụ Huawei, Trung Quốc bắt một người Canada

Một nhà cựu ngoại giao Canada được xác nhận đã bị Trung Quốc bắt giữ ngày 11/12.

'Công chúa' Huawei phải nộp tiền khủng để được tại ngoại

'Công chúa' Huawei phải nộp tiền khủng để được tại ngoại

Tòa án Canada vừa nêu các điều kiện để Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu được bảo lãnh tại ngoại.

Ông Trump sẵn sàng can thiệp vụ bắt "công chúa" Huawei

Ông Trump sẵn sàng can thiệp vụ bắt "công chúa" Huawei

Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố sẵn sàng can thiệp vào vụ bắt con gái kiêm giám đốc tài chính của Tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei.

Thế giới 24h: Tin mới về 'công chúa Huawei'

Thế giới 24h: Tin mới về 'công chúa Huawei'

Bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của Tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei đang đấu tranh để được bảo lãnh tại ngoại sau khi bị bắt ở Canada.

Vì sao vụ 'công chúa' Huawei thổi bùng căng thẳng Mỹ-Trung?

Vì sao vụ 'công chúa' Huawei thổi bùng căng thẳng Mỹ-Trung?

Không chỉ khoét sâu bất đồng giữa hai nước trong các vấn đề như thương mại, công nghệ và an ninh mạng, vụ việc còn đẩy "cuộc đối đầu" Trung Quốc - Mỹ ngày càng đi xa.