Eo biển Kerch có vị trí địa chiến lược quan trọng. Vì thế không ngạc nhiên khi biết rằng Nga và Ukraina đã xung đột quanh eo biển này từ rất lâu trước khi Crưm được sáp nhập trở lại Nga, qua đó án ngữ cả hai bờ eo biển.

Nga điều xe tăng chốt dọc biên giới, quyết không thả thủy thủ Ukraina

Chuyên cơ của Thủ tướng Đức hạ cánh khẩn cấp

Ông Trump bất ngờ huỷ hội đàm với Tổng thống Putin

Ngày 25/11, các tàu chiến Nga đã tấn công và bắt giữ ba tàu hải quân Ukraina bị cáo buộc đang tìm cách vượt qua Eo biển Kerch, vốn đã bị Moscow tạm phong tỏa vì lý do an ninh.

{keywords}
Tàu Ukraina bị Nga bắt giữ được đưa về cảng Kerch, Crimea ngày 26/11. Ảnh: Reuters

Hải quân Ukraina cho biết các tàu Nga đã nổ súng và làm bị thương ít nhất 6 sĩ quan hải quân nước này. Trong khi đó, Moscow cáo buộc các tàu Ukraina xâm phạm lãnh hải Nga trên Biển Đen. Sau khi bị buộc rời lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Nga, các tàu này đã phớt lờ cảnh báo, vẫn hướng tới Eo biển Kerch và đi vào khu vực mà Nga đã tạm thời đóng cửa.

Ngay trong ngày 25/11, Tổng thống Ukraina Poroshenko và nội các đã thông qua nghị quyết thiết quân luật tại Ukraina. Lệnh thiết quân luật có hiệu lực 30 ngày được Quốc hội thông qua ngày 26/11.

Cuộc đụng độ hôm 25/11 là một trong những vụ việc căng thẳng nhất trong mối quan hệ qua eo biển Kerch giữa Nga và Ukraina, cho thấy mối nguy cơ ngày càng tăng của leo thang quân sự giữa hai quốc gia thuộc Liên Xô trước đây.

{keywords}
Bản đồ khu vực: eo biển Kerch thông giữa biển Đen và biển Azov, nằm giữa một bên là đại lục Nga, một bên là bán đảo Crưm.

Eo biển Kerch bị chặn bởi đại lục Nga ở phía Đông và bán đảo Crưm ở phía Tây. Đây là cửa ngõ đường biển duy nhất thông giữa biển Azov và biển Đen. Hoạt động lưu thông qua eo biển Kerch có ý nghĩa sống còn với các thành phố cảng lớn vốn nằm bên bờ biển Azov, như Rostov-on-Don của Nga hay Mariupol của Ukraina.

Chính vì thế không ngạc nhiên khi biết rằng Ukraina và Nga đã xung đột xung quanh eo biển này từ rất lâu trước năm 2014, thời điểm Crưm được sáp nhập trở lại Nga và bùng phát cuộc khủng hoảng ly khai ở Donbass, miền Đông Ukraina.

Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Eo biển Kerch trở thành một điểm nóng tranh chấp pháp lý và chính trị giữa Nga và "người anh em" cũ Ukraina. Kiev đã đơn phương thiết lập một đường ranh giới tại eo biển này vào năm 1999 và thực thi nhiều động thái nhằm tuyên bố một số khu vực thuộc biển Azov là vùng nội thủy.

Nga đối phó lại bằng cách xây dựng một con đập từ đất liền nối với đảo Tuzla nằm giữa eo Kerch mà Ukraina tuyên bố sở hữu. Sự việc này, tới tận ngày nay, vẫn được các lãnh đạo Ukraina coi là "bằng chứng từ ban đầu" về hành vi "gây hấn" của Moscow.

{keywords}
Tàu Nga chắn ngang eo biển Kerch ngày 25/11.

Những nỗ lực liên tiếp của Nga nhằm kiểm soát Eo biển Kerch bị phía Ukraina phản kháng và hai nước từng suýt nữa rơi vào xung đột quân sự nhiều năm trước sự kiện Crưm 2014.

Ngày 23/5/2005, một đơn vị hải quân của Nga đã đổ quân xuống Feodosiya ở Crưm và bị lực lượng biên phòng Ukraina đẩy lùi. Vụ việc khiến người ta nhớ đến sự kiện năm 1994 (3 năm sau khi Liên Xô tan rã và Ukraina tách ra độc lập), Ukraina và Nga suýt nữa đã "tung đòn" vào nhau sau vụ bắt giữ một tàu đang tranh chấp thuộc Hạm đội Biển Đen, được lắp đặt nhiều trang thiết bị đắt tiền.

Cần phải nói rõ sự tan rã của Liên bang Xô viết năm 1991 đã dẫn đến tình trạng tranh chấp căng thẳng giữa Nga và Ukraina xung quanh qui chế của Hạm đội Biển Đen và các căn cứ quân sự tại Crưm.

Sau nhiều lần đàm phán thất bại, ngày 10/6/1995, hai nước đã nhất trí trên nguyên tắc là chia đôi Hạm đội. Tuy nhiên, Nga đã dần mua lại phần lớn cổ phần bên phía Ukraina và cuối cùng giành được quyền sở hữu 82% số tàu thuộc Hạm đội quan trọng này.

{keywords}
Tàu hai nước đuổi nhau trên vùng biển gần eo Kerch. Ảnh: TASS

Sau khi Crưm được sáp nhập trở lại Nga năm 2014, Moscow đã xúc tiến ngay hoạt động xây dựng một cây cầu ngang qua Eo biển Kerch, nối bán đảo Crưm với đại lục Nga.

Trong một nỗ lực ngăn cản xây dựng cầu Kerch và đảm bảo quyền qua lại eo biển cho tàu thuyền, Ukraina đã đơn phương kiện Nga ra tòa án ở La Haye (Hà Lan) với cáo buộc Moscow vi phạm Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển.

Nga kịch liệt phản đối hành động của Kiev. Truyền thông nhà nước Nga cũng tuyên truyền mạnh mẽ cho dự án cầu Kerch sắp hoàn thành, được trông đợi sẽ trở thành điểm tựa cho một sự biến chuyển "thần kỳ" kinh tế ở Crưm.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng ở Donbass, mà Ukraina cáo buộc Nga hậu thuẫn cho các lực lượng đòi độc lập, vẫn chưa đi đến hồi kết. Thỏa thuận Minsk do Đức, Pháp, Nga, Ukraina ký kết chỉ làm giảm bớt tiếng súng ở Donbass, trong khi cuộc nổi dậy tại đây vẫn là một cái gai trong mắt Kiev.

Cùng thời điểm đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông qua quyết định điều máy bay ném bom và tên lửa chiến thuật Iskander tới Crưm. Đáp lại, Ukraina cũng tăng cường đầu tư cho lực lượng quân sự, cải thiện quyền kiểm soát trên mặt đất. Các bệ phóng rocket Javelin chống tăng do Mỹ cung cấp chỉ là một phần nhỏ trong nỗ lực này.

Những năm gần đây, Nga và Ukraina liên tục tăng cường quân sự tới vùng biển Azov, nơi giới quan sát cho rằng có thể là chiến trường mới của xung đột giữa hai nước.

{keywords}
Tổng thống Poroshenko kêu gọi thiết quân luật trước Quốc hội Ukraina ngày 26/11. Ảnh: Reuters

Viễn cảnh lặp lại phản ứng bối rối như của Ukraina vào năm 2004 sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, chính trường nội bộ khá rối ren ở Ukraina lại gây lo ngại về cách đối phó khủng hoảng với Nga. Phải tới tận tháng 3/2019 Ukraina mới tổ chức cuộc bầu cử tổng thống. Trong hầu hết các cuộc thăm dò dư luận gần đây, Tổng thống đương nhiệm Petro Poroshenko đang bám sau đối thủ chính Yulia Tymoshenko, người đã tập trung tấn công ông Poroshenko ở nhiều vấn đề nóng như Donbass, Crưm...

Chiến lược của bà Tymoshenko, thỏa thuận Minsk đình trệ, khó khăn kinh tế kéo dài, vấn nạn tham nhũng..., là những yếu tố khiến ông Poroshenko khó lòng giữ ghế. Lựa chọn khả quan nhất của ông là phải thể hiện mình ít nhất cũng là một vị Tổng thống "thời chiến" quyết đoán. Động thái mới nhất của ông Poroshenko thiết quân luật đã ủng hộ cho nhận định này.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Nga phong toả cảng biển của Ukraina, Kiev nhờ NATO giúp đỡ

Nga phong toả cảng biển của Ukraina, Kiev nhờ NATO giúp đỡ

Bộ trưởng cơ sở hạ tầng Ukraina Volodymyr Omelyan hôm nay (29/11) cho biết, hai cảng biển của nước này là Berdyansk và Mariupol đã bị Nga phong toả

Vì sao khủng hoảng Nga-Ukraina xảy ra trên biển?

Vì sao khủng hoảng Nga-Ukraina xảy ra trên biển?

Không phải tình cờ mà bốn năm rưỡi xung đột vừa qua giữa Nga và Ukraina giờ đây lại hiện diện trên biển.

Nga điều thêm Rồng lửa S-400 đến Crưm, Ukraina lo 'sốt vó'

Nga điều thêm Rồng lửa S-400 đến Crưm, Ukraina lo 'sốt vó'

Nga thông báo sẽ triển khai các hệ thống tên lửa đất-đối-không S-400 mới tại bán đảo Crưm, khiến Kiev phản ứng gay gắt.

Nga truy tố nhóm thủy thủ Ukraina, Kiev phản ứng dữ dội

Nga truy tố nhóm thủy thủ Ukraina, Kiev phản ứng dữ dội

Nga bắt đầu truy tố các thủy thủ của ba tàu Hải quân Ukraina mà nước này bắt giữ ở ngoài khơi bán đảo Crưm, đưa hình ảnh của họ lên truyền hình với lời thú nhận đã xâm phạm lãnh hải Nga.

Nga bắt giữ tàu Ukraina: Putin 'thử lòng' ông Trump

Nga bắt giữ tàu Ukraina: Putin 'thử lòng' ông Trump

Sự đối đầu giữa Nga và phương Tây về số phận của Ukraina vừa leo thang lên một giai đoạn mới nguy hiểm.