Được thiết lập năm 1963, sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba tháng 10/1962, đường dây nóng giữa Moscow - Washington cho phép lãnh đạo hai nước có thể liên lạc trực tiếp.

Một đại diện của công ty công nghệ Nga Rostech nói với Sputnik, đường dây nóng này sử dụng các thiết bị liên lạc do Liên Xô sản xuất, kể cả những gì được thiết lập ở Nhà Trắng.

Các chuyên gia Mỹ đã thử nghiệm một bộ xáo trộn âm tinh vi do công ty Avtomatica Concern, trực thuộc Rostech, phát triển và họ đã đề xuất dùng nó cho đường dây nóng điện thoại kết nối Washington với Moscow.

{keywords}
 

Quan chức Rostech nói: "Thiết bị do Liên Xô sản xuất được sử dụng độc quyền kể từ khi lập đường dây nóng". Ông này nói thêm, Avtomatica Concern đã phát triển và chế tạo hàng chục bộ xáo trộn âm, chuyên dùng trong liên lạc cấp cao.

Công ty cổ phần Avtomatica Concern là doanh nghiệp lớn nhất ở Liên bang Nga, chuyên về an ninh thông tin và các hệ thống kiểm soát tự động đặc biệt.

Việc lập đường dây nóng giữa Liên Xô và Mỹ diễn ra vào ngày 30/8/1963, trong bối cảnh hai nước tiến dần tới một cuộc chiến hạt nhân tổng lực vô cùng nguy hiểm. Chính quyền của Tổng thống John F. Kennedy phát hiện được Liên Xô đã triển khai ở Cuba loại tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bắn được tới Mỹ.

Những cuộc trao đổi ngoại giao vô cùng căng thẳng bị chậm trễ do hệ thống liên lạc yếu kém và chậm chạp. Dù Tổng thống Mỹ Kennedy và nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev có thể giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hòa bình và cả hai phía đã ký vào hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân, song mối lo về những hiểu lầm có thể xảy ra trong tương lai đã dẫn tới việc lắp đặt hệ thống liên lạc cải tiến.

Ngày 30/8/1963, Nhà Trắng ra thông báo, đường dây nóng mới sẽ giúp giảm rủi ro chiến tranh bùng phát do tai nạn hoặc hiểu nhầm. Thay vì trông cậy vào những bức điện tín phải gửi ra nước ngoài, công nghệ mới là bước tiến quan trọng, mà khi đó lãnh đạo Mỹ và Liên Xô chỉ cần nhấc điện thoại lên và liên lạc được với nhau 24h/ngày và 7 ngày một tuần. Lãnh đạo Mỹ và Liên Xô nhất trí, đường dây nóng chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp chứ không dành cho các cuộc trao đổi chính phủ thường lệ.

Năm 1967, khi cuộc chiến 6 ngày diễn ra ở Trung Đông, ông Lyndon B. Johnson trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên sử dụng đường dây nóng này. Khi đó, ông gọi điện để thông báo cho nhà lãnh đạo Liên Xô Alexei Kosygin về việc cân nhắc phái máy bay tới Địa Trung Hải.

Hoài Linh

Ngày này năm xưa: Tổng thống Pháp thoát chết nhờ xe xịn

Ngày này năm xưa: Tổng thống Pháp thoát chết nhờ xe xịn

Ngày 22/8/1962, Tổng thống Pháp Charles De Gaulle may mắn thoát khỏi một vụ ám sát nhờ những tính năng ưu việt của chiếc ô tô hiệu Citroen DS 19 mà ông sử dụng.

Ngày này năm xưa: Đảo chính không thành tại Liên Xô

Ngày này năm xưa: Đảo chính không thành tại Liên Xô

Ngày 19/8/1991, những người theo đường lối cứng rắn ở Liên Xô tiến hành một cuộc đảo chính chống nhà lãnh đạo thời đó là ông Mikhail Gorbachev.

Xem Nga lắp ráp máy bay ném bom vượt âm thế hệ mới

Xem Nga lắp ráp máy bay ném bom vượt âm thế hệ mới

Nga đang trong giai đoạn lắp ráp cuối cùng chiếc máy bay ném bom vượt âm, định vị chính xác, thế hệ mới. Cuối tháng này, siêu máy bay trên sẽ bắt đầu bay thử nghiệm.

Ngày này năm xưa: Động thái bí ẩn của Triều Tiên

Ngày này năm xưa: Động thái bí ẩn của Triều Tiên

Ngày 15/8/2015, Triều Tiên bắt đầu vặn đồng hồ chậm lại 30 phút so với Nhật và Hàn Quốc, thiết lập múi giờ riêng gọi là "Giờ Bình Nhưỡng".

Ngày này năm xưa: Cuộc chiến ít biết giữa Liên Xô và Trung Quốc

Ngày này năm xưa: Cuộc chiến ít biết giữa Liên Xô và Trung Quốc

Cuộc xung đột giữa Liên Xô và Trung Quốc về Đường sắt phía đông Trung Quốc (CER) có thể được coi là liên quan tới biên giới.