Ngày 21/9/2011, Troy Davis (42 tuổi) đã bị xử tử bằng cách tiêm thuốc độc tại một nhà tù ở bang Georgia (Mỹ). Sau cái chết của Davis, các luật sư bào chữa và hàng ngàn người đã biểu tình phản đối phán quyết của tòa. Cho tới giờ, đây vẫn được coi là vụ án gây tranh cãi nhất trong lịch sử tư pháp Mỹ. 

Đêm 18/8/1989, Davis tham dự một buổi tiệc tại khu dân cư Cloverdale, thành phố Savannah bang Georgia. Sau đó, anh cùng với một người bạn của mình là Daryl Collins lái xe tới một bể bơi trong nhà trên đường Oglethorpe. Họ đỗ xe tại một bãi đậu xe của nhà hàng Burger King cách đó không xa. Tại đây, họ gặp Sylvester "Redd" Coles đang cãi cọ với một người đàn ông vô gia cư tên là Larry Young. Young bị trúng đạn nhưng không thể nhận diện kẻ tấn công mình.

{keywords}
Troy Davis. (Ảnh: Wordpress)

Khoảng 1h15 sáng ngày 19/8, sĩ quan cảnh sát Mark MacPhail đang làm thêm ngoài giờ tại Burger King đã lao tới can thiệp khi thấy Young bị bắn. MacPhail không những không thể khống chế kẻ tấn công mà còn bị trúng hai phát đạn và tử vong tại chỗ. Những viên đạn và vỏ đạn thu thập được tại hiện trường cho thấy chúng được bắn ra từ một khẩu súng lục cỡ nòng 38mm. Các nhân chứng nói rằng, một người đàn ông mặc áo trắng đã tấn công người vô gia cư rồi dùng súng bắn vào MacPhail.

Một ngày sau, Coles nói với Sở Cảnh sát Savannah rằng anh đã nhìn thấy Davis có một khẩu súng lục cỡ nòng 38mm và chính Davis là người đã tấn công Young.

{keywords}
Hơn 700 người tập trung vào đêm Davis bị hành hình. (Ảnh: Amnestyusa)

Ngày 23/8, Davis bị bắt với cáo buộc giết MacPhail. Tại phiên tòa vào tháng 8/1991, hội đồng xét xử không đưa ra được bằng chứng nào chứng minh Davis có tội. Tuy nhiên, 9 nhân chứng trong đó có Coles nói rằng đã nhìn thấy Davis bắn MacPhail. Davis không nhận tội, anh khai rằng đã nhìn thấy Coles đánh người đàn ông vô gia cư, và anh đã rời hiện trường trước khi cảnh sát MacPhail bị bắn. Tuy nhiên, hội đồng xét xử vẫn đứng về phía công tố và kết luận Troy Davis sát hại MacPhail. Ngày 30/8/1991, Davis bị tuyên án tử hình, Guardian cho hay.

Từ năm 1994 tới năm 2011, Davis đã nhiều lần kháng cáo và được hoãn thi hành án tới 3 lần vì tòa không đưa ra được những bằng chứng thuyết phục. Không có bằng chứng ADN hay chứng cứ pháp lý nào liên kết Davis với vụ giết người. Hung khí là khẩu súng cỡ 38mm chưa bao giờ được tìm thấy. Ngoài ra, 7 trong số 9 nhân chứng đã rút lại lời khai, thậm chí 1 người trong số họ còn chỉ đích danh Coles mới là hung thủ thực sự.

{keywords}
Biểu tình trên Phố Wall (Mỹ) trước ngày Davis bị tử hình. (Ảnh: AP)

Ngày 7/9/2011, Tòa án Tối cao Georgia quyết định sẽ thi hành án đối với Davis vào ngày 21/9. Phán quyết này đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ phía dư luận. Một bản kiến nghị đòi trả tự do cho Troy Davis với hơn 640.000 chữ ký đã được gửi lên Hội đồng Ân xá Georgia. Nhiều nhân vật nổi tiếng như cựu Giám đốc FBI William Sessions, cựu Tổng thống Jimmy Carter... cũng đã kêu gọi hủy án tử hình đối với Davis. Tuy nhiên, ngày 20/9, hội đồng đã từ chối xá tội cho tử tù này.

Ngày 21/9/2011, bên ngoài nhà tù giữ Davis ở Jackson, bang Georgia, cảnh sát đã phải có mặt từ sớm để đối phó với hàng trăm người biểu tình phản đối án tử hình đối với anh.

{keywords}
Làn sóng phản đối phán quyết tử hình đối với Davis tại Paris, Pháp. (Ảnh: CNN)

22h58 (giờ miền Đông nước Mỹ), Davis bị xử tử bằng cách tiêm thuốc độc sau 22 năm ngồi tù. Trước khi chết, anh vẫn khẳng định rằng mình vô tội. "Tôi muốn nói với gia đình cảnh sát MacPhail rằng, tai nạn xảy ra vào đêm đó không phải lỗi của tôi. Tôi không mang theo súng. Tôi không sát hại người thân của các bạn", Davis nói.

Vụ hành hình đã gây ra phản ứng giận dữ cũng như những các cuộc biểu tình tại các thủ đô châu Âu và trên mạng xã hội.

"Chúng tôi vô cùng xót xa khi hàng loạt đơn kiến nghị xá tội cho Davis không được để ý", CNN dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Pháp. "Còn nhiều điểm nghi vấn về tội lỗi của anh ta", Đặc ủy nhân quyền của chính phủ Liên bang Đức Markus Loening nói.

Đám tang của Davis vào hôm 1/10/2011 cũng thu hút hơn 1.000 người tới tham dự.

Sầm Hoa

Ngày này năm xưa: Mỹ khai màn cuộc chiến chống khủng bố

Ngày này năm xưa: Mỹ khai màn cuộc chiến chống khủng bố

Ngày 20/9/2001, trong bài phát biểu hùng hồn trước quốc hội, được truyền trực tiếp trên truyền hình quốc gia, Tổng thống Mỹ Bush công bố "cuộc chiến chống khủng bố" khắp toàn cầu.

Ngày này năm xưa: Thảm kịch tàu chở trẻ em bị đánh chìm

Ngày này năm xưa: Thảm kịch tàu chở trẻ em bị đánh chìm

Rạng sáng 18/9/1940, tàu SS City of Benares chở hàng trăm người tản cư từ Anh sang Canada, trong đó có nhiều trẻ em đã bị trúng ngư lôi của Đức và chìm xuống đáy biển mãi mãi.

Ngày này năm xưa: Nữ hoàng sắc đẹp hai lần gây chấn động lịch sử Mỹ

Ngày này năm xưa: Nữ hoàng sắc đẹp hai lần gây chấn động lịch sử Mỹ

Cách đây 35 năm, Vanessa Williams tạo nên kỳ tích khi trở thành Hoa hậu da màu đầu tiên của Mỹ. Không đầy 1 năm sau, cô lại tiếp tục gây chấn động lịch sử Mỹ.

Ngày này năm xưa: Hơn vạn người thiệt mạng vì đại địa chấn

Ngày này năm xưa: Hơn vạn người thiệt mạng vì đại địa chấn

Ngày 16/9/1978, một trận động đất mạnh 7,7 độ Richter đã làm rung chuyển đông nam Iran và cướp đi sinh mạng của hơn 11.000 người.

Ngày này năm xưa: Sự thật bức ảnh mê hoặc của biểu tượng tình dục Mỹ

Ngày này năm xưa: Sự thật bức ảnh mê hoặc của biểu tượng tình dục Mỹ

Bức ảnh kinh điển của biểu tượng tình dục nổi tiếng nhất Mỹ Marilyn Monroe được nhiếp ảnh gia Sam Saw chụp vào ngày 15/9/1954.