Wilhelm Voigt chỉ là một thợ đóng giày ở Đức nhưng đã thực hiện thành công một cú lừa siêu đẳng nhằm vào quân đội Đức.

Mỹ lộ cảnh điều quân bí mật qua CH Séc, Slovakia

Australia tính theo Mỹ, đưa sứ quán tới Jerusalem

Chỉ 'tốn' 3 ngày, khách TQ dẫm nát vườn cỏ hồng ba năm vun xới

Theo trang History, vụ cướp hài hước và li kỳ có một không hai trong lịch sử nước Đức được Wilhelm Voigt thực hiện vào ngày 16/10/1906. "Siêu lừa" này đã diện bộ quân phục cũ mua được, đóng giả một viên đại úy nhằm tiếp cận các doanh trại quân đội ở Kopenick.

{keywords}
Wilhelm Voigt. (1849-1922)

Trên đường đi, Voigt gặp hai tiểu đội lính cảnh vệ ở Tegel, ngay bên ngoài Berlin. Ông ta bèn  giơ ra một mệnh lệnh khẩn cấp "tự chế" cho phép trưng dụng bất kỳ đơn vị quân đội nào đi làm nhiệm vụ đặc biệt. Toán lính tưởng thật nên lập tức tuân lệnh của Voigt, cùng ông ta vượt quãng đường 36km tiến vào thành phố Kopenick.

{keywords}
Wilhelm Voigt phía trái ảnh.

Sau bữa trưa, Voigt ra lệnh đánh chiếm Tòa thị chính thành phố (khi đó Kopenick là một thành phố tự trị). Nhờ yếu tố bất ngờ, Voigt và toán lính nhanh chóng chiếm được cơ quan đầu não, bắt giam thị trưởng, trưởng phòng thu ngân, đồng thời phong tỏa mọi tuyến đường ra vào thành phố và cắt đứt liên lạc với Berlin. Sau đó, Voigt ra lệnh trưng dụng toàn bộ các khoản tiền của thành phố với tổng giá trị lên tới 4.000 Mark.

{keywords}
Tượng "Đại úy Kopenick" được đặt bên ngoài tòa thị chính Kopenick. Quân phục "Đại úy Kopenick" cũng được trưng bày.

Tiếp theo, viên "Đại úy dởm" ra lệnh cho binh sĩ giữ nguyên vị trí trong vòng một giờ rưỡi đồng hồ, còn ông ta ẵm trọn số tiền cướp được chuồn ra ga tàu tẩu thoát. Phải vài tiếng sau vụ việc mới được phát hiện là trò lừa đảo.

Ít ngày sau đó, Voigt bị bắt ở Berlin và bị phạt 4 năm tù giam vì tội tấn công vũ trang và cướp tiền.

{keywords}
"Đại úy Kopenick" lên tem Đức năm 2006

Tuy nhiên, Hoàng đế Đức lúc bấy giờ do rất ấn tượng với sự táo bạo của Voigt nên đã ra một chỉ thị đặc biệt trả tự do cho ông ta trước thời hạn 2 năm, tức là vào năm 1908.

Sau khi ra tù, Voigt nổi tiếng với biệt danh "Đại úy Kopenick".

Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Bi kịch vũ nữ thoát y làm điệp viên

Ngày này năm xưa: Bi kịch vũ nữ thoát y làm điệp viên

Ngày 15/10/1917, vũ nữ thoát y lừng danh người Hà Lan Mata Hari bị xử tử tại một vùng ngoại ô Paris, Pháp vì tội làm gián điệp cho Đức.

Ngày này năm xưa: Thống chế nổi tiếng bị Hitler ép tự tử

Ngày này năm xưa: Thống chế nổi tiếng bị Hitler ép tự tử

Thống chế Erwin Rommel bị chính người tin tưởng mình, Quốc trưởng Adolf Hilter, bức tử.

Ngày này năm xưa: Kịch tính giải cứu thợ mỏ mắc kẹt hơn hai tháng

Ngày này năm xưa: Kịch tính giải cứu thợ mỏ mắc kẹt hơn hai tháng

Ngày 13/10/2010, hơn 30 thợ mỏ bị mắc kẹt hơn hai tháng trong một hầm mỏ bị sập ở bắc Chile, đã được giải cứu.

Ngày này năm xưa: Chiến hạm Mỹ bị đánh bom tàn khốc

Ngày này năm xưa: Chiến hạm Mỹ bị đánh bom tàn khốc

Ngày 12/10/2000, tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Cole (DDG-67) của Mỹ đã bị đánh bom trong lúc nạp nhiên liệu ở cảng Aden, Yemen.

Ngày này năm xưa: Vụ bạo loạn thảm khốc trên tàu chiến Mỹ

Ngày này năm xưa: Vụ bạo loạn thảm khốc trên tàu chiến Mỹ

Ngày 11/10/1972 xảy ra vụ đụng độ tồi tệ nhất lịch sử Hải quân Mỹ, giữa thủy thủ da đen và thủy thủ da trắng trên chiến hạm USS Kitty Hawk ngoài khơi Việt Nam.