Ngày 5/10/2011, những kẻ buôn ma túy đã chiếm quyền kiểm soát hai tàu hàng Trung Quốc trong khu vực Tam giác Vàng trên sông Mê Kông và ra tay sát hại 13 thủy thủ.

Nỗi đau xé lòng của người vợ mất chồng do sóng thần Indonesia

Lộ diện nghi phạm gửi thư chứa chất kịch độc cho ông Trump

Hình ảnh tàu chiến TQ chặn đầu khu trục Mỹ trên Biển Đông

China Daily đưa tin, hai tàu hàng đã bị cướp vào hôm 5/10 và 12 thi thể đã được tìm thấy gần Chiang Rai, phía bắc Thái Lan hai ngày sau đó. Một thi thể được phát hiện trong cùng khu vực vào hôm 9/10.

Hầu hết các nạn nhân đều bị trói chân tay, bịt mắt và bị bắn chết, theo China Daily. Thủy thủ đoàn gồm có 2 đầu bếp nữ.

Giới chức địa phương đã bắt giữ cả hai con tàu sau một trận đấu súng với những tên cướp và phát hiện trên tàu chở ma túy đá trị giá 3 triệu USD, tỏi, táo và nhiên liệu.

{keywords}
Trùm ma túy Naw Kham bị tóm. (Ảnh: Reuters)

Sau một cuộc truy lùng có sự hợp tác của giới chức Trung Quốc và Thái Lan, cuối tháng 4/2012, lực lượng an ninh Lào đã bắt giữ Naw Kham tại tỉnh Bokeo và dẫn độ y tới Trung Quốc vào tháng 5. Naw Kham thừa nhận y chịu trách nhiệm cho vụ thảm sát. 

The Post dẫn nguồn tin giới chức quân sự Thái Lan cho biết, một băng nhóm do tên trùm ma túy Naw Kham điều hành được tin là những kẻ đứng sau vụ tấn công này.

Băng nhóm này chuyên đi đòi tiền bảo kê các con tàu chạy trên sông Mê Kông mà chúng tấn công và trừ khử các thủy thủ nếu họ từ chối hợp tác. Những con tàu sau đó được dùng để buôn lậu ma túy từ Myanmar tới Thái Lan.

{keywords}
Phiên tòa xét xử các bị can trong vụ thảm sát 13 thủy thủ. (Ảnh: Bangkok Post)

Ngày 6/10/2012, Tòa án Nhân dân Trung cấp Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã kết án tử hình đối với Naw Kham và 3 đàn em của y (trong đó có 1 công dân Thái Lan, 1 công dân Lào và 1 người không có quốc tịch).

Hai tên khác là Zha Bo và Zha Tuobo lần lượt lĩnh án tử nhưng hoãn thi hành án và 8 năm tù.

Sáu bị can khác bị phạt tổng cộng 6 triệu NDT (960.000 USD). Khoảng 300 người đã tới dự phiên tòa, gồm người nhà của các nạn nhân, phóng viên, các nhà ngoại giao Lào và Thái Lan. Án tử hình đã được thi hành vào hôm 1/3/2013.

{keywords}
Người nhà một thủy thủ Trung Quốc bị sát hại đau đớn trong lễ tưởng niệm tại Chiang Saen, phía bắc Thái Lan. (Ảnh: China Daily)

Vụ thảm sát đã gây ra sự phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc. Trung Quốc tạm đình chỉ tất cả các tàu Trung Quốc trên sông Mê  Kông. Tháng 12/2011, Trung Quốc, Myanmar, Lào và Thái Lan đã bắt đầu tuần tra chung trên dòng sông này sau một thỏa thuận an ninh giữa 4 nước.

Tam giác Vàng là khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới ba nước Lào, Thái Lan, Myanmar, nổi tiếng là nơi sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới. 

Sầm Hoa

Ngày này năm xưa: Vụ chính biến rúng động nước Nga

Ngày này năm xưa: Vụ chính biến rúng động nước Nga

Vụ "chính biến 1993" rúng động Nga chấm dứt khi phe của Phó tổng thống Rutskoi đầu hàng Tổng thống Yeltsin.

Ngày này năm xưa: Cái kết 'bất ngờ' cho sát thủ có gương mặt thiên thần

Ngày này năm xưa: Cái kết 'bất ngờ' cho sát thủ có gương mặt thiên thần

Ngày 3/10/2011, một tòa án Italia đã hủy bản án 26 năm tù về tội giết người đối với sinh viên người Mỹ Amanda Knox, người được mệnh danh là "nữ sát thủ có gương mặt thiên thần".

Ngày này năm xưa: Thảm kịch máy bay Trung Quốc bị không tặc

Ngày này năm xưa: Thảm kịch máy bay Trung Quốc bị không tặc

Ngày 2/10/1990, chuyến bay 8301 của hãng hàng không Hạ Môn bị không tặc, phải hạ cánh xuống sân bay Baiyun, Quảng Châu và gây ra thảm kịch rợn người.

Ngày này năm xưa: Mỹ rúng động vụ xả súng đẫm máu nhất lịch sử

Ngày này năm xưa: Mỹ rúng động vụ xả súng đẫm máu nhất lịch sử

Tối 1/10/2017, một vụ xả súng đã xảy ra tại một lễ hội âm nhạc ở Las Vegas (Mỹ), khiến gần 60 người thiệt mạng và hơn 500 người khác bị thương.

Ngày này năm xưa: Thế giới Hồi giáo nổi cơn cuồng nộ

Ngày này năm xưa: Thế giới Hồi giáo nổi cơn cuồng nộ

Ngày 30/9/2005, một trong những nhật báo bán chạy nhất của Đan Mạch đăng 12 bức tranh biếm hoạ về Nhà tiên tri Mohammed, khiến người Hồi giáo trên toàn thế giới cảm thấy bị xúc phạm.