Mùa hè năm 1985, một chiếc tiêm kích Su-15 của Liên Xô đã lao xuống hải phận quốc tế trên vùng biển Baltic ngoài khơi Liepaja, Latvia. Thảm kịch này là kết quả của một trong những cuộc chạm trán kịch tính thời Chiến tranh Lạnh.

Ông Trump lại dọa 'đánh phủ đầu' Trung Quốc

Ai thực sự phải trả giá cho đòn 'ăn miếng trả miếng' Mỹ - Trung?

Thế giới 24h: Nga tố Mỹ chơi xấu

Thời điểm đó, cuộc Chiến tranh Lạnh đã trải qua nhiều khoảnh khắc ngày một “nóng”. Những sự cố dọc theo các đường biên giới Đông – Tây diễn ra thường xuyên. Không phận phía trên biển Baltic là một trong những khu vực hoạt động của cả không quân Liên Xô và các nước Bắc Âu.

{keywords}
Tiêm kích Sh-37 Viggen của Thụy Điển, với hai cánh phụ giúp cơ động nhanh ở tầm thấp. Ảnh: Flickr

Các tiêm kích Viggen của Thụy Điển thường xuyên bám đuổi máy bay Liên Xô, thậm chí tiếp cận ở khoảng cách chỉ vài mét để chụp ảnh tổ lái thực hành các động tác tấn công giả định nhằm vào tàu sân bay Mỹ. Trong một tình huống như vậy, cuộc chạm trán xảy ra đã dẫn đến thảm kịch với máy bay của Liên Xô.

Ngày 7/7/1985, Bộ chỉ huy quân sự miền nam Thụy Điển phát lệnh cho tiểu đoàn đoàn trinh sát tại Norrköping. Các lực lượng hải quân Liên Xô theo Hiệp ước Warsaw đã tiến hành một cuộc tập trận ở phía đông Biển Baltic và tiểu đoàn trinh sát Thụy Điển được giao nhiệm vụ theo sát cuộc diễn tập.

Hôm đó, phi công Larsoon lái chiếc máy bay trinh sát biển Sh-37 Viggen, sử dụng camera ở mũi máy bay để chụp ảnh các tàu Liên Xô đang tham gia tập trận.

Khi Larsson vừa bắt đầu chụp ảnh, hai chiếc SU-15TM Flagon của Liên Xô xuất hiện, một chiếc áp sát ngay bên hông. Larsson chụp vài bức ảnh chiếc Su-15 có số hiệu "Vàng 36" đang bám theo mình, sau đó trở lại căn cứ để tiếp nhiên liệu.

Trong lần xuất kích thứ hai ngày hôm đó, hai chiếc Su-15 vẫn xuất hiện ngăn cản. Một chiếc tiến lại gần đầu cánh máy bay của Larsson, gây khó khăn cho việc chụp ảnh. Phi công Thụy Điển thực hiện hàng loạt động tác ngoặt và xoắn gấp để thoát khỏi đối phương, nhưng nó vẫn bám sát ở khoảng cách 50 m so với cánh chiếc Viggen.

Video về hoạt động của các phi đội Su-15 Liên Xô

Khó chịu vì bị đeo bám, Larsson quyết định thực hiện động tác bổ nhào cực kỳ hẹp ở tốc độ 400 dặm/h từ độ cao chỉ cách mặt biển 500 m. Chiếc Su-15 lao theo.

Tiêm kích Viggen nổi tiếng với khả năng cơ động nhờ cặp cánh phụ nhỏ phía trước mũi. Trong khi đó, chiếc Su-15 lại khá vụng về khi cơ động ở độ cao thấp. Khi chỉ cách mặt nước 100 m, chiếc tiêm kích Viggen bắt đầu lấy lại độ cao và vọt lên. Phi công Su-15 cố gắng bắt chước động tác này nhưng đã quá muộn, chiếc tiêm kích Liên Xô lao thẳng xuống biển, nổ tung thành một quả cầu lửa.

Nhận ra hậu quả nghiêm trọng của vụ việc, Larsson quay về căn cứ. Chứng kiến máy bay đồng đội lao xuống biển, chiếc Su-15 còn lại đuổi theo Larsson như muốn trả đũa. Phi công Thụy Điển bay chỉ cách mặt nước 50 m, bật chế độ tăng lực tối đa để “vượt tường âm thanh” (đạt vận tốc siêu thanh - một tốc độ không dễ duy trì ở độ cao thấp do mật độ không khí cao).

Bị tụt lại phía sau, phi công Su-15 quyết định khóa tên lửa vào máy bay của Larsson. Tuy nhiên, chiếc tiêm kích Liên Xô từ bỏ ý định tấn công, chuyển hướng quay về căn cứ khi phát hiện hai máy bay Viggen khác của Thụy Điển đang lao tới tiếp ứng cho Larsson.

{keywords}
Đội máy bay Su-15TM đã được “nghỉ hưu” từ năm 1991. Ảnh: Flickr

Phi công Liên Xô thiệt mạng trong sự cố này là đại úy Zhigulyov thuộc Trung đoàn tiêm kích Cận vệ số 54, đóng tại Vainode, Latvia. Các tàu Liên Xô đã tìm kiếm thi thể Zhigulyov trong hai ngày nhưng không thành. Tất cả những gì còn lại của viên phi công xấu số là một mảnh áo khoác dạt vào bờ mãi 10 năm sau đó. Zhigulyov chỉ là một trong nhiều trường hợp thương vong “phi chiến đấu” của cả hai phía trong kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh, với nhiều “trò chơi mèo đuổi chuột”.

Mặc dù chiếc Sukhoi Su-15 được thiết kế gọn gàng, hoạt động tốt ở vận tốc lớn, nhưng nó được thiết kế cho các sứ mạng đánh chặn ở tầm cao và không linh hoạt khi ở sát mặt biển.

Nga đã cho nghỉ hưu những chiếc Su-15TM cuối cùng của mình ngay sau khi Liên Xô tan rã như một phần trong chương trình cắt giảm lực lượng theo Hiệp ước Các lực lượng vũ trang truyền thống tại châu Âu. Một số ít máy bay loại này vẫn được Ukraine sử dụng cho đến tận năm 1996. 
 
Theo TTXVN/Báo Tin tức

Mẫu máy bay Không quân Mỹ "thèm" hơn cả tiêm kích F-35

Mẫu máy bay Không quân Mỹ "thèm" hơn cả tiêm kích F-35

Trái với nhận định của nhiều người, siêu tiêm kích F-35 không phải là mẫu phi cơ Không quân Mỹ thèm khát nhất hiện nay.

Điểm khiến tiêm kích tối tân nhất Mỹ 'chưa đánh đã bại'

Điểm khiến tiêm kích tối tân nhất Mỹ 'chưa đánh đã bại'

Những yếu điểm chết người cho tới nay vẫn chưa thể khắc phục có thể biến F-35 - tiêm kích tàng hình tối tân nhất của Không quân Mỹ trở thành “cỗ máy vô hại”.

Nga âm thầm chế "siêu rồng lửa" hạ đo ván mọi tiêm kích Mỹ

Nga âm thầm chế "siêu rồng lửa" hạ đo ván mọi tiêm kích Mỹ

Tình báo phương Tây quả quyết, Nga đã bắt đầu sản xuất hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa mạnh nhất từ trước tới nay, mệnh danh "siêu rồng lửa" S-500.

Mỹ chế siêu tiêm kích lai F-22 và F-35 để làm gì?

Mỹ chế siêu tiêm kích lai F-22 và F-35 để làm gì?

Mỹ đang theo đuổi kế hoạch chế tạo siêu tiêm kích lai giữa hai mẫu chiến cơ tối tân F-22 và F-35, để chống lại "các mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc", trang Defense One cho hay.

Tiết lộ động trời về dự án siêu tiêm kích Mỹ

Tiết lộ động trời về dự án siêu tiêm kích Mỹ

Tài liệu rò rỉ hé lộ, các quan chức cấp cao tham gia phát triển siêu tiêm kích F-35 cho quân đội Mỹ đang che đậy các nhược điểm chết người ở mẫu máy bay này.

Hàn điều tiêm kích xua phi cơ TQ vào vùng cấm

Hàn điều tiêm kích xua phi cơ TQ vào vùng cấm

Nhà chức trách Hàn Quốc tuyên bố đã phải điều các tiêm kích xua máy bay quân sự Trung Quốc xâm phạm không phận nước này sáng nay, 29/8.

'Bắt trọn' điểm yếu của siêu tiêm kích tàng hình mạnh nhất Không quân Nga

'Bắt trọn' điểm yếu của siêu tiêm kích tàng hình mạnh nhất Không quân Nga

Siêu chiến cơ Su-35S của Nga được xem là tiêm kích hoàn hảo nếu như không có "tỳ vết" này.

Mẫu máy bay tiêm kích nhiều nước xếp hàng xin mua

Mẫu máy bay tiêm kích nhiều nước xếp hàng xin mua

Tiêm kích tàng hình F-35 do công ty Mỹ Lockheed Martin chế tạo, là chiến đấu cơ hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay và được quân đội nhiều nước xin đăng ký mua.