CNN ngày 5/8 trích dẫn nhiều nguồn thạo tin tiết lộ, kho thông tin khổng lồ nói trên chứa các cấu trúc di truyền của những mẫu virus được nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của Trung Quốc ở Vũ Hán, nơi một số quan chức Mỹ cáo buộc là nguồn gốc của đại dịch Covid-19.

{keywords}
Các nhân viên an ninh đứng gác bên ngoài Viện virus học Vũ Hán (WIV). Ảnh: Reuters

Hiện không rõ chính xác khi nào và bằng cách nào các cơ quan tình báo Mỹ có thể tiếp cận kho thông tin của phòng thí nghiệm Vũ Hán. Song, các máy móc liên quan đến việc tạo lập và xử lý loại dữ liệu di truyền này từ các virus thường được kết nối với các máy chủ dựa trên công nghệ điện toán đám mây bên ngoài, để ngỏ khả năng chúng đã bị tấn công mạng.

Tuy nhiên, việc biến núi dữ liệu thô này thành các thông tin hữu dụng trong thời hạn 90 ngày khám phá nguồn gốc đại dịch của cộng đồng tình báo Mỹ  đặt ra một loạt thách thức, bao gồm cả việc khai thác đủ sức mạnh vi tính để xử lý tất cả chúng. Để làm được điều đó, các cơ quan tình báo đang dựa vào các siêu máy tính tại Phòng thí nghiệm quốc gia của Bộ Năng lượng Mỹ, nơi quy tụ 17 cơ quan nghiên cứu ưu tú của chính phủ.

Một vấn đề nữa là, các cơ quan tình báo Mỹ không chỉ cần các nhà khoa học có đủ trình độ để giải mã dữ liệu giải trình tự gen phức tạp, mà họ còn cần những chuyên gia có quyền thông quan an ninh và thông thạo tiếng Trung vì thông tin được viết bằng tiếng Trung với từ vựng chuyên ngành. Trong khi, số nhà khoa học hội đủ các điều kiện này được cho là cực ít.

Các nhà điều tra cả trong và ngoài chính phủ Mỹ từ lâu đã tìm kiếm dữ liệu di truyền của 22.000 mẫu virus đang được nghiên cứu tại Viện virus học Vũ Hán (WIV). Nhà chức trách Trung Quốc đã cho xóa bỏ toàn bộ dữ liệu đó trên internet vào tháng 9/2019 và kể từ đó, Bắc Kinh kiên quyết từ chối chuyển giao chúng cùng các dữ liệu thô về những ca mắc virus corona chủng mới đầu tiên cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Mỹ.

Câu hỏi đặt ra cho các nhà điều tra là liệu WIV hoặc các phòng thí nghiệm khác ở Trung Quốc có sở hữu các mẫu virus hoặc thông tin bối cảnh khác có thể giúp họ truy tìm lịch sử tiến hóa của virus SARS-CoV-2 hay không.

Giới quan sát nhận định, nếu hết thời hạn 90 ngày điều tra kỹ lưỡng hơn theo lệnh của Tổng thống Joe Biden, nếu cộng đồng tình báo Mỹ vẫn chưa đưa ra được đánh giá "tin cậy cao" về nguồn gốc đại dịch, lãnh đạo Nhà Trắng có cho xúc tiến đợt điều tra thứ hai. Một nhóm nhà lập pháp lưỡng đảng thuộc các Ủy ban Tình báo và Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện hồi đầu tuần này đã gửi thư kiến nghị chính quyền Biden tiếp tục nỗ lực như vậy với hy vọng kết luận có thể giúp ngăn chặn các đại dịch trong tương lai.

Trong khi đó, dư luận Trung Quốc lại một lần nữa đang dậy sóng vì giả thuyết rằng virus SARS-CoV-2 bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm của Lục quân Mỹ. Dù không có bằng chứng xác thực, nhưng giả thuyết này được các quan chức và truyền thông ở đại lục tái nhắc nhiều lần kể từ tháng 3 năm ngoái.

Trong tuần qua, Bắc Kinh đã thúc đẩy dư luận, huy động các nhà ngoại giao và bộ máy truyền thông rộng lớn của họ để kêu gọi WHO xúc tiến điều tra đối với Viện Nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm của quân đội Mỹ tại Fort Detrick, bang Maryland. Động thái diễn ra sau khi nhà chức trách Trung Quốc tháng trước đã từ chối đề xuất hợp tác của WHO đối với cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 giai đoạn 2.

Tuấn Anh

Mỹ ủng hộ WHO điều tra nguồn gốc Covid-19

Mỹ ủng hộ WHO điều tra nguồn gốc Covid-19

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc gặp với Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tại Kuwait hôm 28/7.

LHQ yêu cầu Trung Quốc hợp tác điều tra Covid-19, nhiều nước siết hạn chế

LHQ yêu cầu Trung Quốc hợp tác điều tra Covid-19, nhiều nước siết hạn chế

Liên Hợp Quốc đã yêu cầu Trung Quốc hợp tác với cuộc điều tra mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về nguồn gốc Covid-19, theo Văn phòng Tổng thư ký LHQ António Guterres.