Đã bảy thập kỷ trôi qua kể từ khi Thế chiến II kết thúc nhưng sức mạnh của những bức ảnh này vẫn không mai một.

TIN BÀI KHÁC:


{keywords}

Bức ảnh nổi tiếng nhất về Thế chiến II được chụp cách đây 70 năm tại Trận đánh Iwo Jima. Chỉ 5 ngày trong trận chiến kéo dài tổng cộng 35 ngày (19/2-26/3/1945), các lính thủy đánh bộ Mỹ đã trèo lên đỉnh Suribachi và cắm quốc kỳ Mỹ. Nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal của hãng thông tấn AP đã có mặt để ghi lại khoảnh khắc này vào hôm 23/2/1945.

{keywords}

Người chỉ huy với khẩu súng trong cánh tay giơ cao và lao lên tấn công! Trong bức ảnh là chính trị viên Alexey Gordeyevich Eremenko (trước chiến tranh là chủ tịch nông trang) đã hy sinh vài phút sau khi bức ảnh được chụp vào ngày 12/7/1942 tại phía Tây của Voroshilovgrad. Tác giả của bức ảnh là phóng viên chiến trường M.V. Alpert.

{keywords}

Glenn McDuffie, một lính hải quân Mỹ đã trở nên nổi tiếng sau khi phát hiện ông chính là nhân vật chính trong bức ảnh được chụp hôm 14/8/1945 tại Quảng trường Thời đại của nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt. Bức ảnh này đã trở thành biểu tượng của niềm vui sướng lan tỏa khắp nước Mỹ khi Thế chiến II kết thúc.

{keywords}

Đây là một trong những bức ảnh xúc động nhất về Thế chiến II: Binh nhì George (Dick) Whittington thuộc tiểu đoàn bộ binh 2/10 được một người dân bản địa ở Papua New Guinea hộ tống sau khi bị thương ở đầu trong trận chiến Buna. Bức ảnh do nhiếp ảnh gia người New Zealand George Silj chụp vào lễ Giáng sinh năm 1942.

{keywords}

"Cha ơi, đợi con" đã trở thành một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất trong lịch sử Canada. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Claude Dettloff  đã được in trên tạp chí Life và được treo tại khắp các phòng học tại bang Columbia thuộc Anh, phía tây Canada trong những năm chiến tranh. Vào năm 1940, khi hàng trăm binh sỹ diễu hành qua các con phố của New Westminster, cậu bé Whitey Bernard (khi đó 5 tuổi) đã bỏ tay mẹ ra và chạy về phía cha mình, người chuẩn bị lên đường sang châu Âu chiến đấu.

{keywords}

Binh sĩ Đức Hans-Georg Henke (15 tuổi) đã bật khóc khi bị quân Mỹ bắt vào hôm 3/4/1945.

{keywords}

1/3 tài sản của Liên Xô bị phá hủy trong Thế chiến II. 70.000 ngôi làng, 1.700 thị trấn, 32.000 nhà máy, 64.000km đường sắt bị hư hại. 25 triệu người bị mất nhà cửa. Liên Xô phải mất 15 năm để xây dựng lại khu vực phía tây. Trong ảnh là một phụ nữ cùng những đứa con của mình trở về ngôi nhà của họ tại Belarus vào năm 1944.

{keywords}

Quân đội Nga thừa thắng xông lên và sau 16 ngày chiến đấu trong tuyệt vọng, Berlin đã thất thủ. Đây có lẽ là bức ảnh nổi tiếng nhất về Thế chiến II tại Nga. Nhiếp ảnh gia Yevgeny Khaldei đã ghi lại thời khắc lịch sử khi lá cờ Liên Xô được treo lên nóc tòa nhà quốc hội Reichstag vào 2/5/1945.

{keywords}

Các đội viên du kích đã trở thành cái gai trong mắt người Đức. Vào tháng 8/1943, để làm gián đoạn việc tiếp tế của Đức cho chiến trường Kursk, 100.000 đội viên đã tấn công vào các tuyến đường sắt của họ. Chiến dịch "Chiến tranh đường sắt" đã có hiệu lực khi làm giảm 40% khả năng tiếp tế của địch với 23.000 đường tàu và 1.000 tàu hỏa bị phá hủy.

{keywords}

Một lính Mỹ ôm đồng đội khóc nức nở trên chiến trường khi những người bạn cùng chiến đấu với họ đã hy sinh.

Sầm Hoa