Những sản phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày như lò vi sóng, bỏng ngô hay Viagra...đều được phát hiện một cách tình cờ.

TIN BÀI KHÁC:


Bỏng ngô


Bạn có biết một trong những sản phẩm ngũ cốc được yêu thích hàng đầu tại Mỹ lại được phát minh một cách hết sức ngẫu nhiên?

Mọi chuyện bắt đầu với niềm đam mê với y khoa và tính hay quên của Will Keith Kellogg.

Kellogg làm phụ tá cho anh trai ông, một bác sĩ tại viện điều dưỡng Battle Creek, với các bệnh nhân và chế độ ăn kiêng của họ.

Trong lúc cùng anh trai tiến hành nghiên cứu và giúp nấu ăn cho các bệnh nhân, Kellogg đã tình cờ bắt gặp một phát minh làm thay đổi cuộc đời ông.

Chịu trách nhiệm làm bột bánh mì mỗi ngày, Kellogg đã vô tình bỏ lại thành phần chính - hạt lúa mì đã nấu - ở bên ngoài vài giờ. Khi trở lại để cán hạt lúa mì thành bột, ông phát hiện thấy chúng trở nên bông xốp. Tò mò xem chuyện gì sẽ xảy ra, Kellogy bột mỳ bông vào lò nướng và tạo ra một món ăn giòn tan. Món ăn này đã khiến các bệnh nhân thích thú, vì thế Kelloggy đã dốc sức mở rộng phạm vi bán sản phẩm của mình.

Will Kellogg đã thử nghiệm công thức mới phát minh với các loại ngũ cốc khác và thành công ngoài tưởng tượng khi ông sử dụng ngô. Năm 1960, ông mở công ty The Battle Creek Toasted Corn Flakes và sau này được biết tới với cái tên công ty Kellogg, chuyên bán bỏng ngô và các sản phẩm ngũ cốc ăn sẵn.

Thuốc nổ


Trong nỗ lực để làm ổn định nitroglycerin, một chất lỏng dễ nổ, nhà hóa học người Thụy Điển Alfred Nobel và các cộng sự của ông đã trải qua một vài tai nạn. Một trong số đó là vụ nổ tại Stockholm, Thụy Điển khiến em trai của Nobel và một vài người khác thiệt mạng vào năm 1864.

Không ai biết chính xác vụ tai nạn này đã ảnh hưởng tới Nobel như thế nào nhưng hầu hết mọi người đều cho rằng nó đã thôi thúc ông tìm ra một giải pháp để lưu trữ an toàn các vật liệu nổ. Với những kiến thức mới về tính không ổn định của nitroglycerin, Nobel tiếp tục thử nghiệm các phương pháp để lưu trữ chất nổ.

Một vài người nói rằng Nobel đã tìm ra chìa khóa để ổn định chất thông qua một tai nạn khác.

Trong lúc vận chuyển nitroglycerin, Nobel để ý thấy một trong những chiếc can đột nhiên bị bật nắp và rò rỉ. Ông đã phát hiện ra rằng vật chất trong những chiếc can được bịt kín - một hỗn hợp đá trầm tích có tên gọi kieselguhr - đã hấp thụ chất lỏng một cách hoàn hảo. Vì nitroglycerin là chất nguy hiểm nhất để xử lý khi nó ở dạng lỏng, tai nạn đã dẫn Nobel tìm ra kieselguhr như một chất ổn định các chất dễ nổ.

Sau đó, Nobel đã phát hiện ra một phương pháp cho phép các chất nổ được trộn lẫn với  kieselguhr mà không làm mất tác dụng của thuốc nổ. Ông công bố sản phẩm của mình vào năm 1867 và đặt tên là dynamite (cốt mìn).

Phát minh mang tính cách mạng của Nobel đã nhanh chóng mang lại cho ông danh tiếng và những khoản tiền khổng lồ. Tuy nhiên, việc con người sử dụng thuốc nổ vào những mục đích vô nhân đạo đã khiến ông cảm thấy ân hận. Sau khi qua đời, ông đã để lại toàn bộ tài sản của mình để trao tặng cho những người có đóng góp  lớn trong công cuộc xóa bỏ thù hận dân tộc, bảo vệ hòa bình thế giới.

Đường hóa học saccharin


Làm việc tại phòng thí nghiệm của Ira Remsen tại Đại học Johns Hopkins, Constantine Fahlberg đã tình cờ phát hiện ra đường hóa học vào năm 1879 trong khi tổng hợp các chất hóa học khác. Giống như các phát minh ngẫu nhiên khác, một số chất hóa học đã dính vào tay Fahlberg khi ông rời nơi làm việc.

Trong lúc dùng bữa tối tại nhà, Fahlberg nhận thấy chiếc bánh mì của mình có vị ngọt bất thường, mặc dù ông không hề cho thêm đường vào thức ăn của mình. Hồi tưởng lại các sự kiện đã xảy ra, Fahlberg phát hiện vị ngọt trong chiếc bánh mì xuất phát từ một chất nào đó trong phòng thí nghiệm. Sau khi thử nghiệm các chất có vị ngọt, lạ Fahlberg đã tìm ra chất làm ngọt và xin bằng sáng chế đường hóa học độc lập - một quyết định khiến cộng sử của ông là Remsen vô cùng giận dữ.

Mặc dù tính cẩu thả của Fahlberg sẽ bị coi là một cơn ác mộng đối với hầu hết những phòng thí nghiệm nhưng phát minh của ông đã mở rộng lựa chọn của khách hàng trong công nghiệp thực phẩm.

Đường hóa học saccharin giúp con người có được những thực phẩm ngọt không đường, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường.

Lò vi sóng


Chúng ta có lẽ phải cảm ơn Percy Spencer với phát minh lò vi sóng trong lúc kiểm tra một magnetron, máy phát sóng cao tần . Là một nhà khoa học hàng đầu trong Thế chiến II, Spencer đã tới tham phòng thí nghiệm tại công ty Raytheon, ông nhận thấy một vài điều lạ lùng trong lúc đứng trước chiếc máy magnetron.

Một thanh kẹo trong túi ông đã tan chảy. Không tin nổi vào điều đang xảy ra, Spencer đem các món ăn khác thử nghiệm với thiết bị này và kết quả thật bất ngờ. Các món ăn đều được hâm nóng và làm chín.

Sau thành công với bỏng ngô, ông đã phát minh ra một chiếc máy với công nghệ tương tự như máy magnetron,  được phát triển thành lò vi sóng mà chúng ta nhìn thấy như ngày nay.

Được sáng chế vào năm 1945, lò vi sóng hiện vẫn là thiết bị phổ biết đối với hơn 90% hộ gia đình tại Mỹ.

Viagra


Khi hai nhà khoa học Simon Campbell và David Roberts tại công ty dược Pfizer bắt đầu nghiên cứu về hiệu lực của một loại thuốc mới, họ chưa từng nghĩ rằng sản phẩm của mình sẽ biến thành cái gì. Cả hai phát triển một loại thuốc mà họ hy vọng sẽ điều trị cao huyết áp và bệnh tim có tên khoa học là angina. Cuối những năm 1980, loại thuốc này được thử nghiệm trên các bệnh nhân tại phòng khám của công ty.

Nhóm nghiên cứu phát thuốc - có tên gọi UK-92480 -  cho các bệnh nhân và nhận thấy nó không hiệu quả như các nhà nghiên cứu từng dự đoán. Khi xem xét kết quả thử nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy nhiều bệnh nhân nói rằng việc điều trị đã dẫn tới trạng thái cương cứng. Với cái nhìn cởi mở hơn, các nhà nghiên cứu tại Pfizer bắt đầu chuyển sang tìm hiểu về tác dụng phụ ngoài mong đợi này.

Thay vì việc sử dụng loại thuốc trên để điều trị cao huyết áp và bệnh tim, công ty đã thực hiện  một cuộc thử nghiệm điều trị rối loạn cương dương. Cuộc thử nghiệm đã thành công và thuốc Viagra được ra đời. Loại thuốc thêm "hương vị" cho cuộc sống này đã được Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ công nhận vào năm 1998.

Sầm Hoa (Theo howstuffworks)