Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có mặt tại thủ đô Papua New Guinea từ tối 15/11 để dự hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) cuối tuần qua, sớm hơn lãnh đạo các nước khác, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump "ngồi nhà".

Vì sao hội nghị thượng đỉnh APEC không ra tuyên bố chung?

Ông Trump tự chấm điểm mình cao 'chót vót'

Quan chức TQ gây tranh cãi vì mái tóc hoa râm

Hãng Nikkei đưa tin, Lãnh đạo 21 quốc gia có mặt ở Port Moresby để dự hội nghị kéo dài 2 ngày. Sau khi tranh cãi về an ninh khu vực ở Singapore, Mỹ và Trung Quốc dự định sẽ tiến hành đàm phán thương mại song phương tại Argentina vào cuối tháng này, khi lãnh đạo hai cường quốc dự kiến gặp gỡ nhau.

{keywords}
Ảnh: Nikkei Asian Review

Tại hội APEC lần này ở Port Moresby, Phó tổng thống Mike Pence đại diện cho Mỹ tham dự.

Ngày 16/11, ông Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Papua New Guinea Peter O'Neill và nhấn mạnh tầm quan trọng của thương mại tự do. Cuộc gặp sớm giữa họ được xem là một phần nỗ lực của Chủ tịch Trung Quốc muốn ngăn những vấn đề không có lợi cho Bắc Kinh, chẳng hạn như Biển Đông, trở thành tâm điểm của hội nghị APEC.

Ông Tập đã cùng ông O'Neill đi tham quan Đại lộ Độc lập - một con đường trọng yếu gần Quốc hội Papua New Guinea mà Bắc Kinh đã hỗ trợ xây dựng. Chủ tịch Trung Quốc cam kết sẽ ủng hộ các dự án hạ tầng ở Papua New Guinea.

Chủ tịch Tập Cận Bình còn mời lãnh đạo 8 quốc đảo Thái Bình Dương không có quan hệ ngoại giao với vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), trong đó có Papua New Guinea và Fiji, tới khách sạn của mình. Việc ông cam kết thúc đẩy hỗ trợ kinh tế cho 8 nước này được đánh giá chính là muốn khuyến khích các nước khác hãy xây dựng quan hệ với Bắc Kinh.

Trước đó, cách thức các nhà lãnh đạo thảo luận vấn đề thương mại đã cho thấy bầu không khí chung của hội nghị. Phía Mỹ nhấn mạnh sự cần thiết phải có thương mại "công bằng và tương xứng". Chính quyền Trump đã sử dụng cụm từ này để biện hộ cho lập trường cứng rắn của mình.

Không nhắc đến Trung Quốc, Phó đại diện Thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish công kích các nước "không phải nền kinh tế thị trường" bao cấp cho các doanh nghiệp nhà nước nhằm giành lợi thế cạnh tranh quá đáng, buộc đối thủ từ các nước khác phải chuyển giao công nghệ.

Còn trong bài phát biểu của mình, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Ren Hongbin bảo vệ cuộc chiến chống "chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương".

Theo một quan chức cấp cao, đã có một "màn trao đổi nóng bỏng về chủ nghĩa bảo hộ giữa Mỹ và Trung Quốc" trong khi soạn tuyên bố của các bộ trưởng. Đến chiều ngày 16/11, các bộ trưởng không ra tuyên bố chung về hội nghị.

Ở cuộc họp ngày 17/11, đại diện Mỹ và Trung Quốc đã có màn "đốp chát" nhau về các quan điểm và chính sách trái ngược của hai nước.

Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ, khẳng định xu thế không thể đảo ngược của toàn cầu hóa và bảo vệ Sáng kiến đầu tư Vành đai và Con đường trị giá hàng tỷ USD của Bắc Kinh. Đáp lại, Phó Tổng thống Pence tái lên án các hành vi thương mại bất công bằng của Trung Quốc, bóng gió mỉa mai chương trình Vành đai và Con đường là âm mưu khiến các nước sa vào bẫy nợ nần.

Tại hội nghị Đông Á ở Singapore ngày 15/11 trước đó, hai nước cũng dành cho nhau những lời lẽ gay gắt về an ninh khu vực. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói với các đại biểu rằng xung đột ở Biển Đông sẽ được các nước liên quan giải quyết mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Ông Pence tuyên bố, "quân sự hóa là trái phép", ám chỉ các đảo nhân tạo và cơ sở quân sự mà Bắc Kinh xây dựng ở các vùng biển tranh chấp.

"Đối với APEC, đó là một tình huống mới khi hai thành viên lớn nhất kẹt trong thù địch, và quan ngại là liệu thù địch có ảnh hưởng đến đặc thù của nhóm hay không", tạp chí Nikkei Asian Review dẫn lời Amitendu Palit, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Nam Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore. Ông Palit nhận định thêm, các thành viên nhỏ hơn muốn một APEC hòa đồng và có tính xây dựng "nhưng điều đó rất khó bởi Mỹ và Trung Quốc bất hòa".

Sau hội nghị APEC, Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm Brunei, tìm kiếm các mối quan hệ sâu sắc hơn với quốc gia giàu dầu khí này. Chuyến thăm được đánh giá là một nỗ lực đảm bảo một nguồn dầu thay thế trong trường hợp Mỹ cấm vận Iran ảnh hưởng đến Trung Quốc. 

Theo lịch trình, Chủ tịch Tập Cận Bình trở về Bắc Kinh vào ngày 21/11 và lên đường tới Argentina một tuần sau đó để dự hội nghị thượng đỉnh G-20. Ông dự kiến gặp Tổng thống Trump lần đầu tiên trong khoảng 1 năm.

Thanh Hảo

Mỹ bỏ hiệp ước hạt nhân với Nga, Trung Quốc 'giật mình'?

Mỹ bỏ hiệp ước hạt nhân với Nga, Trung Quốc 'giật mình'?

Trong trường hợp Mỹ chính thức rút khỏi INF, dù không phải một nước thành viên hiệp ước, song Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực từ cả hai phía.

Mỹ khuyên Trung Quốc 'cư xử như một quốc gia bình thường'

Mỹ khuyên Trung Quốc 'cư xử như một quốc gia bình thường'

Washington đang gây sức ép để Bắc Kinh hành xử như "một quốc gia bình thường" trên thế giới, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết.

Ông Trump đang 'ngầm giúp' Trung Quốc?

Ông Trump đang 'ngầm giúp' Trung Quốc?

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đã thúc đẩy Trung Quốc khẩn trương hơn nữa trong việc thực hiện các mục tiêu nước này đề ra từ trước. 

Mỹ là nguyên nhân Trung Quốc, Nhật Bản xích lại gần nhau

Mỹ là nguyên nhân Trung Quốc, Nhật Bản xích lại gần nhau

Khi ông Shinzo Abe lên nắm quyền 6 năm trước, khó có thể tưởng tượng được việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc trải thảm đỏ đón ông.

Cơn ác mộng với Trung Quốc?

Cơn ác mộng với Trung Quốc?

Việc rút khỏi INF có thể cho phép Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc phát triển những loại vũ khí mà trước đó từng bị cấm trong Hiệp ước này.