Chuyến đi tới Hàn Quốc của đặc phái viên Sung Kim diễn ra sau khi chính quyền ông Kim Jong Un phóng một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM). Vụ phóng này làm dấy lên chỉ trích từ Washington và những lời kêu gọi Triều Tiên trở lại bàn đàm phán để giải giáp hạt nhân đổi lấy nới lỏng cấm vận.

{keywords}
Đặc sứ Sung Kim phát biểu tại cuộc họp ba bên với Hàn Quốc và Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên ở Tokyo hồi tháng 9/2021. Ảnh: Reuters

Sau các cuộc họp ở Washington với người đồng cấp Hàn Quốc và Nhật Bản hôm 19/10, ông Kim kêu gọi Triều Tiên "không khiêu khích thêm nữa và tham gia vào đối thoại thực chất và bền vững".

Đặc sứ Kim cho biết, ông đang trông chờ "các cuộc thảo luận hiệu quả tiếp theo" với người đồng cấp của mình.

Đến nay, Bình Nhưỡng vẫn bác bỏ các tuyên bố của Mỹ, cáo buộc Washington và Seoul vừa phán ngoại giao vừa leo thang căng thẳng bằng chính các hoạt động quân sự của mình.

Hôm 21/10, Triều Tiên nói rằng Mỹ đã phản ứng thái quá với vụ thử SLBM tự vệ của mình, đồng thời đặt câu hỏi về sự chân thành của Washington khi đề nghị đàm phán. Bình Nhưỡng cũng lên tiếng cảnh báo về những hậu quả.

Các nguồn tin cho biết, trong các cuộc họp thường kỳ về quốc phòng giữa hai nước ở Seoul tháng trước, Mỹ đã đưa ra ý tưởng thiết lập nền tảng đối thoại không chính thức. Meari, một trang web tuyên truyền của Triều Tiên, gọi đề xuất này là một nỗ lực nữa của Mỹ nhằm tăng cường sức ép lên Triều Tiên.    

Thanh Hảo

Hé lộ nguyên nhân khiến Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa

Hé lộ nguyên nhân khiến Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa

Hàn Quốc 'thất vọng sâu sắc' về vụ thử thứ 8 của Triều Tiên trong năm nay, và dường như không hiểu nguyên nhân khiến Bình Nhưỡng có những động thái này.