Đơn vị chiến tranh tâm lí chuyên trách số 4 của quân đội Mỹ có căn cứ tại Fort Brag, bang Bắc Carolina, chính là trung tâm điều phối hoạt động của các nhóm tâm lý chiến trong các đơn vị quân Mỹ. Đơn vị này được Cơ quan liên lạc toàn cầu trực thuộc Nhà Trắng hỗ trợ tích cực.

Bắt đầu từ cuối tháng 11/2002, các máy bay chiến đấu F-18 của hải quân Mỹ đã liên tục rải truyền đơn xuống các địa phương Iraq thuộc vùng cấm bay. Mỗi máy bay chở hàng chục thùng chứa 60.000 tờ truyền đơn. Xưởng in truyền đơn được đặt ngay trên tàu sân bay Constellation (CV-64) neo ở vịnh Ba Tư. Giấy in dày, dai để không bị rách khi thả xuống đất.

Cứ 3.000 tờ gói thành một cuộn; 20 cuộn xếp thành một thùng. Tính tới ngày 8/4/2003, Mỹ đã rải tổng số 43 triệu truyền đơn xuống Iraq. Yêu cầu về số lượng truyền đơn cần rải lớn đến mức các máy in đặt trên tàu hải quân phải hoạt động liên tục 24/24 giờ.

{keywords}
Binh sĩ Mỹ lên đường tới Iraq. Ảnh: AP

Có nhiều loại truyền đơn, chủ yếu nhất là với nội dung tuyên truyền sức mạnh quân sự áp đảo của liên quân, cảnh báo binh sĩ Iraq không nên tiếp tục ủng hộ chế độ Saddam Hussein, chẳng hạn như tờ truyền đơn in dòng chữ: "Tại sao lại phải đánh khi có thể rời bỏ chính quyền Saddam Hussein và bảo toàn cuộc sống?".

Có loại yêu cầu quân nhân Iraq không đốt phá các giếng dầu. Có loại chỉ đơn thuần yêu cầu người dân giúp đỡ binh lính liên quân nếu họ gặp nạn.

Cũng như các lần trước, sóng phát thanh trở thành một trận chiến quyết liệt của chính quyền và bộ máy tâm lý chiến Mỹ. Máy bay Mỹ đã thả hàng chục vạn chiếc đài chạy bằng năng lượng mặt trời xuống lãnh thổ Iraq, chỉ cần bật lên là có thể nghe các chương trình tin tức, âm nhạc của các đài phát thanh do Mỹ lập ra, tuyên truyền cho Mỹ.

Đối với cư dân thành phố, Mỹ lập một đài phát thanh bằng tiếng Ảrập tên là Sawa. Thông tin tâm lý được bố trí xen kẽ với những bản nhạc Ảrập quen thuộc, các tin tức thời sự được đưa một cách khéo léo làm cho người dân cứ nghĩ là họ đang nghe chương trình phát thanh của chính quyền sở tại, chứ không phải là chương trình tâm lý chiến của Mỹ.

Một trong những phương thức thông dụng nhất là dùng công nghệ cao. Tình báo Mỹ thu thập rất nhiều số điện thoại, số máy fax, địa chỉ email của các tướng lĩnh quân đội, các viên chức chính quyền, liên tục gọi điện gửi thư thuyết phục họ đảo chính lật đổ chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein, với lời hứa cho họ giữ nguyên quyền lợi như dưới chính quyền cũ.

Các chương trình truyền hình của Mỹ và các nước Ảrập thân Mỹ cũng được lợi dụng triệt để để phô trương sức mạnh của liên quân và vu khống chế độ Saddam Hussein. Nguyên tắc chung là kết hợp giữa tuyên truyền bằng lời và đe doạ bằng hành động.

Tác động của cả hệ thống phương tiện chiến tranh tâm lý lớn đến mức, khiến nhiều nhà phân tích gọi đó là “vũ khí thuyết phục hàng loạt”. Chuẩn đô đốc về hưu Stefan Baker (Mỹ) cho rằng, "các hoạt động tâm lý chiến mà chúng ta đã và đang tiến hành có ý nghĩa quyết định trong việc giảm thời gian tác chiến và giảm thương vong cho binh sĩ Mỹ”.

Bằng chứng rõ nhất cho thấy liên quân Mỹ-Anh rất coi trọng hoạt động chiến tranh tâm lý lần này, là các quan chức cao cấp nhất đều tham gia tuyên truyền. Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Anh đều phát biểu trên truyền hình trước người dân Iraq để giải thích mục tiêu chiến dịch quân sự và đưa ra những lời hứa sẽ "đem lại một tương lai tốt đẹp" cho đất nước này.

Kết cục của chiến dịch quân sự chống Iraq cho thấy, hoạt động chiến tranh tâm lý của liên quân, chủ yếu là Mỹ đã thu được một số kết quả đáng kể. Tuy vậy, nếu suy xét một cách bình tĩnh hơn, người ta thấy trong cái “đáng kể” đó có cả cái thua, thậm chí thua quan trọng.

Trước hết, ý đồ của Mỹ ban đầu không phải là đưa quân bộ vào Iraq mà là dùng các đòn tâm lý để làm cho đội ngũ tướng lĩnh sỹ quan nổi dậy lật đổ Tổng thống Saddam Hussein. Việc này không thành nên Mỹ phải sử dụng máy bay, xe tăng, phát động cuộc chiến tranh quy mô lớn.

Mỹ tuyên truyền với cả thế giới rằng, một khi cuộc chiến bắt đầu, các tầng lớp dân cư Iraq sẽ nổi dậy lật đổ chính quyền Saddam Hussein, vẫy cờ, tặng hoa chào đón liên quân Mỹ-Anh. Vậy mà trong suốt ba tuần tiến hành chiến dịch, chuyện đó đã không xảy ra. Trái lại đa số người dân Iraq luôn nhìn đoàn quân đó với cái nhìn e ngại, nghi ngờ.

Hậu quả là hố ngăn cách giữa Mỹ và những tín đồ đạo Hồi không những không giảm đi mà còn tăng lên.

Nguyên Phong

Bí mật sức mạnh của lực lượng tác chiến đặc biệt Thái Lan

Bí mật sức mạnh của lực lượng tác chiến đặc biệt Thái Lan

Lực lượng tác chiến đặc biệt (LLTCĐB) lục quân Thái Lan thường thực hiện các nhiệm vụ chiến lược trong các tình huống phức tạp.

Vũ khí hạt nhân xách tay duy nhất trên thế giới

Vũ khí hạt nhân xách tay duy nhất trên thế giới

Từ lâu, vũ khí hạt nhân xách tay hay còn gọi là “hạt nhân vali” đã trở thành chủ đề phổ biến trong phim ảnh, chương trình truyền hình, trò chơi điện tử.