Ban đầu, S-300 được sử dụng để đánh chặn các phương tiện tập kích đường không như máy bay, tên lửa có cánh và tên lửa hành trình. Các phiên bản gần đây, S-300 còn có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, máy bay tiêm kích tàng hình, các mục tiêu bay thấp... Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thế giới, S-300 là một trong những hệ thống tên lửa phòng không đánh chặn hiệu quả nhất thế giới hiện nay.

{keywords}
Tổ hợp phòng không S-300 gồm xe radar và xe chở tên lửa. Ảnh : Military Todays

Các biến thể của S-300 được chia thành dòng P phòng không mặt đất, dòng V đánh chặn tên lửa hành trình, dòng F phòng không trên tàu. Trong đó, phiên bản thu hút sự quan tâm của giới quân sự và được sử dụng rộng rãi nhất của dòng P là hệ thống S-300PMU mới.

S-300PMU

Được NATO gọi là SA-10, S-300PMU là hệ thống tên lửa đối không phóng thẳng đứng, sử dụng động cơ rốc-két nguyên liệu rắn; được trang bị đầu đạn nổ mảnh có đương lượng nổ 100kg với ngòi nổ cận đích; độ cao tác chiến hiệu quả từ 25-30.000m; cự li tác chiến tối đa 90.000m.

S-300PMU nặng 1.480kg, dài 7m, đường kính thân 0,45m, tốc độ bay 50-120 m/giây, thời gian triển khai 5 phút, thời gian thu hồi 5 phút; vận tốc di chuyển của xe trên đường nhựa 60 km/giờ, đường dã chiến 30 km/giờ; khả năng hành trình liên tục 500km; thời gian sử dụng 10 năm; số tên lửa dẫn đường đồng thời 12; kíp trắc thủ 6 người.

Tên lửa có khả năng đồng thời tiến công tiêu diệt nhiều mục tiêu trên không và đối phó với các loại máy bay hiện đại từ tầm thấp đến tầm cao, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo chiến thuật và một số kiểu tên lửa đạn đạo chiến lược trong mọi điều kiện thời tiết ngày, đêm...

Hệ thống S-300PMU có 2 phiên bản, sử dụng cho nội địa SA-10A và cho xuất khẩu SA-10B.

SA-10A gồm 1 tổ hợp tên lửa, 1 trạm chỉ huy, 1 trung tâm kiểm soát tác chiến, radar bắt mục tiêu 3 chiều, radar dạng pha đa năng I FLAP LID với chùm tia số hóa để quét vào những mục tiêu kiên cố, 12 ống phóng đặt trên hệ thống phóng container. Phương tiện kéo là xe tải 6x6 KrAZ-260V.

SA-10B gồm 4 ống phóng, được lắp đặt và phóng thẳng đứng trên khung gầm xe tải 8x8 MAZ-7910. Mỗi tổ hợp SA-10B gồm radar tác chiến kết hợp FLAP LID-B, radar quét mục tiêu 3600 3 chiều CLAM SHELL, 1 trạm chỉ huy - kiểm soát và bộ phận đảm bảo. Khi cơ động, hệ thống phóng lắp đặt ở vị trí nằm ngang.

Radar tác chiến kết hợp FLAP LID-B có ăng-ten mạng phẳng với diện tích 2,75m2; khi di chuyển ăng-ten này ở tư thế ngang. Đây là loại radar có khả năng đồng thời bắt được 6 mục tiêu. Khi phóng, sẽ dành 2 tên lửa cho mỗi mục tiêu để tăng khả năng tiêu diệt, thời gian khẩu đội triển khai chiến đấu 5 phút.

S-300PMU-2

NATO gọi là SA-20B. So với S-300PMU-1, phiên bản S-300PMU-2 có ưu điểm vượt trội nhờ sử dụng loại tên lửa mới 48N6E2, có thể tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo tầm trung, các loại máy bay chiến đấu ở cự li 200km; khả năng phát hiện mục tiêu lớn hơn nhờ sử dụng thiết bị chỉ thị mục tiêu độc lập RLS 96LE.

S-300PMU-2 còn có thể bắn được cả các loại đạn tên lửa 48H6E, 48H6E2... của S-300PMU-1, đảm bảo khả năng kết nối vào bất kỳ hệ thống phòng không nào.

S-300PMU-3 (thường gọi là S-400)

NATO gọi là SA-20, là loại vũ khí phòng không tầm xa và chống tên lửa chiến trường thế hệ mới được phát triển trên cơ sở hệ thống tên lửa S-300PMU.

Những ưu điểm vượt trội gồm: tính năng tác chiến hoàn toàn tự động; hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết; có khả năng đánh chặn các mục tiêu trên không từ cự li 400km như các loại máy bay tàng hình, máy bay chiến lược và chiến thuật, tên lửa chiến thuật, tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm trung, các hệ thống đối kháng điện tử, các phương tiện trinh sát...

Thành phần S-400 gồm: Trạm chỉ huy, radar cảnh giới, radar mạng pha, 8 tổ hợp tên lửa phòng không với 12 ống phóng, 2 tổ hợp tên lửa đất đối không, tổ hợp hỗ trợ kỹ thuật và các trạm bảo dưỡng...

Hiện nay, trên thế giới khoảng 20 quốc gia, vùng lãnh thổ đã trang bị và triển khai hệ thống S-300. Trong đó, Nga là nước dẫn đầu về sở hữu loại vũ khí này. Dự kiến, đến năm 2025, quân đội Nga sẽ thay thế toàn bộ số hệ thống S-300 bằng các hệ thống S-400, S-500 và Pansir-S thế hệ mới, có khả năng tiến công các mục tiêu ngoài đường chân trời, tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay hiện đại và thiết bị gây nhiễu... trong mọi điều kiện thời tiết.

Việc cải tiến những phần cơ bản sẽ thực hiện từ các thiết bị điện tử của hệ thống. Điều này sẽ cho phép hệ thống tên lửa có khả năng quan sát xa hơn, cao hơn và phản ứng linh hoạt hơn, mở rộng phạm vi và tầm bắn đến các mục tiêu trong vũ trụ.

Hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới sẽ được kết hợp với các yếu tố phòng thủ trên không, phòng thủ tên lửa và phòng thủ vũ trụ. Kế hoạch này đang được Viện thiết kế Almaz và Phòng thiết kế chế tạo máy Fakel của Nga thực hiện.

Nguyên Phong

Uy lực ‘người máy tự động hóa’ của quân đội Nga

Uy lực ‘người máy tự động hóa’ của quân đội Nga

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nước này sẽ sớm đưa hệ thống người máy chiến đấu Uran-9 vào biên chế quân đội.

Tiêm kích 'đại bàng' Mỹ diệt mục tiêu xa nhất trong lịch sử

Tiêm kích 'đại bàng' Mỹ diệt mục tiêu xa nhất trong lịch sử

Một máy bay chiến đấu F-15C của Không quân Mỹ đã bắn hạ một mục tiêu không đối đất được xem là từ khoảng cách xa nhất trong lịch sử.